“Thái căn đàm” là tập sách tổng kết những kinh nghiệm về sự tu dưỡng và đạo làm người. Trong đó ẩn chứa 4 trí tuệ đối nhân xử thế cao thâm đáng suy ngẫm.
- 7 điều không nên làm do cao nhân xưa đúc kết lại
- 7 điều khiến tâm hồn luôn tươi trẻ bất chấp tuổi tác và thời gian
- “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”: Làm sao để sống tích cực hơn?
Chỉ có học theo cổ nhân, sống hiểu mình kính người, thuận theo tự nhiên. Chúng ta làm những gì cần làm, nhưng không quá chấp vào kết quả. Điều gì tới sẽ tự đến, điều gì không thuộc về ta dù có cố gắng cũng không được; hà tất phải tranh giành. Tuy nhiên chỉ cần chúng ta vững tâm, mọi thứ sẽ đi theo đúng quỹ đạo của nó. Dưới đây là 4 trí tuệ đối nhân xử thế của người xưa rất đáng để chúng ta học tập và suy ngẫm.
1. Giữ tính nết thật thà và chất phác chính là trí tuệ đối nhân xử thế cần học
“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người khi chưa bị nhiễm vào thùng thuốc nhộm lớn của xã hội thì đều lương thiện và chất phác. Nhưng khi trải qua bao thế sự thì nhân tâm cũng theo đó mà càng gia tăng những thứ bất hảo.
Vì thế, làm người đừng bao giờ quên đi tâm nguyện lúc ban đầu. Nói đơn giản hơn một chút là đừng đáng mất những nhân tâm lương thiện lúc ban đầu. Học cách khiêm nhường, học cách không khoe khoang và tô vẽ bản thân.
Dù có trải qua bao mưa giông bão táp, vẫn luôn giữ cho mình một tâm hồn trong trắng, thanh cao như hoa sen trong đầm lầy không bị hôi tanh mà tỏa hương thơm ngát.
Người càng thiện lương thì càng ít bị ai làm tổn hại. Ngược lại, người càng khoe khoang, thì chỉ càng khiến người khác khởi tâm đố kỵ. Chúng ta sống trên đời không cần phải “vung đao múa kiếm”; và cũng không phải việc gì cũng phải thận trọng chi li để cầu cuộc sống yên phận.
Trước những cám giỗ của cuộc đời, hãy cố gắng giữ vững bản tính thật thà, chất phác; giữ thái độ cởi mở với mọi người nhưng nghiêm khắc với chính mình. Một người thật thà nhìn bề ngoài có vẻ hiền lành ngu ngốc, nhưng lại giống như thỏi vàng ở nơi nào cũng tỏa ánh hào quang.
Núi không nói mình cao lớn nhường nào, sông không tự nói mình sâu bao nhiêu. Người thật thà chất phác, không màng danh lợi, tự sẽ được an nhiên.
2. Nghe được những lời nói khó nghe
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những lúc phải nghe những lời khó nghe, gặp những chuyện không vừa ý. Những phiền phức này là hoàn cảnh để chúng ta tôi rèn bản thân, tu tâm dưỡng tính.
Người xưa có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ lợi vu hành, lương dược khổ khẩu lợi vu bệnh”. Hàm ý rằng lời nói khó nghe nhưng thường mới thật sự tốt cho mình; thuốc tốt tuy đắng nhưng chữa được lành bệnh. Lời nói ngọt ngào thì ai chẳng thích nghe; nhưng nếu toàn chỉ nghe thấy lời ngọt ngào êm tai, chuyện gì cũng vừa ý; vậy thì chẳng khác gì chìm đắm trong độc dược mà không hay.
Khi rơi vào nghịch cảnh chúng ta cần tự học cách nhẫn nại và kiên định. Còn khi gặp thuận cảnh, cần giữ được sự tỉnh táo và lý trí. Làm người không nên “cố che giấu lỗi, sợ phê bình”; cần phải nghe lọt tai cả những lời khó nghe và những lời tốt đẹp.
Đối mặt với khuyết điểm của bản thân, cho dù rơi vào tình cảnh nào cũng cần giữ tâm được bình thản; cũng không vì mọi chuyện suôn sẻ mà tự mãn; không vì thất bại mà gục ngã. “Nghe được lời khó nghe”, là cách tự tu sửa chính mình tốt nhất.
3. Biết tiến, biết thoái là một loại trí tuệ đối nhân xử thế
Có câu nói “Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”. Đường đời tuy có muôn nghìn vạn lối đi; nhưng thực tế không phải lối nào chúng ta cũng có thể đến đích. Hãy cẩn thận kẻo “sai một ly, đi ngàn dặm”. Chỉ khi chúng ta hiểu rõ chính mình muốn gì, cần gì và mục tiêu sống là gì thì mới không bị sai lệch.
Đi theo con đường nào cần phải lựa chọn thật kỹ càng. Một khi đã chọn xong rồi thì bất luận là con đường đó bằng phẳng hay nhấp nhô cũng phải ung dung tự tại mà vững bước đều chân.
Cho dù là “xuân phong đắc ý” đều phải giữ bản thân đúng chừng mực. Khi ở trong thuận cảnh, càng phải giữ tâm tĩnh lặng. Còn nếu rơi vào nghịch cảnh, thì phải dốc hết sức lực và ý chí mà vượt qua.
Khi chúng ta đối diện với vinh nhục được mất trong đời; nếu giữ cho tấm lòng rộng lượng bao dung thì con đường sẽ càng bình lặng.
4. Tận hưởng sự tự tại
Nếu một người có thể tự do tự tại mà sống. Như một con thuyền độc mộc không dây trói buộc mà thuận theo dòng trôi; thì nội tâm người đó thực giống như một cái cây phong vững chãi; không còn quan tâm đến khen chê của người đời.
Con người sống trên đời, khó vượt qua nhất chính là 3 chữ “danh – lợi – tình”. Khó buông bỏ “vinh nhục được mất” trong đời. Nếu một người mà tâm quá nặng vào danh lợi, được mất; thì người đó lúc nào cũng sống trong nỗi ưu phiền, lo âu.
Làm người hãy tự biết cân bằng cuộc sống của mình; đừng quá cưỡng cầu những thứ không thuộc về mình. Chỉ có như vậy phong thái sẽ ngày càng khoáng đạt, tận hưởng thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Vạn sự tùy duyên, hãy để mọi chuyện đến và đi tự nhiên, đó là một phần trong 4 trí tuệ đối nhân xử thế của người xưa; cũng là tu dưỡng của đời người.
(Nguồn: Tinh Hoa)