Nhìn lại tháng qua, từ ngày 17 đến 19/11, tại các địa phương ở Trung Quốc như Cát Lâm… xuất hiện “Băng mưa” hiếm gặp. Người Trung Quốc xưa tin rằng, “Băng mưa” là điềm báo không may mắn, là điềm báo đại hung. Dự báo sẽ có chiến tranh hoặc vị quan chức cao cấp nào đó sẽ có chuyện.
Theo thông tin từ truyền thông Trung Quốc và quốc tế, khu vực xuất hiện Băng mưa nhiều nhất là các tỉnh Quý Châu, tiếp theo là Hồ Nam, Giang Tây….. Mưa tuyết còn xuất hiện ở tỉnh Cát Lâm thuộc Trường Xuân. Đây là hiện tượng hiếm gặp trong lịch sử. Các chuyên gia tại địa phương cho biết từ năm 2010 đến nay, thành phố Trường Xuân hầu như không xuất hiện đợt mưa tuyết nào.
Băng mưa là gì và xuất hiện khi nào
Người hiện đại giải thích, băng mưa là một lớp băng cứng và trong suốt được hình thành do mưa siêu lạnh không bị đóng băng ngay cả ở nhiệt độ dưới 0 °C (mưa hình thành băng) rơi xuống, bám vào mặt đất hoặc các vật thể như cây cối và bị đóng băng lại. Nó cũng là một loại hiện tượng nước đóng băng. Tuy nhiên, theo quan niệm thiên nhân cảm ứng của người Trung Hoa xưa, “Băng mưa” là dị tướng thiên tượng bất thường, được coi là một điềm báo giống như sao chổi và nhật thực.
“Băng mưa” ngưng kết đóng băng trên cành cây bệ mặt như giáp trụ (khôi giáp), nên xa xưa được coi là biểu tượng của đao binh. Ngoài ra, dân gian Trung Quốc còn lưu hành một câu ca dao: Mộc sinh giá ( giới ), đạt quan phạ Nghĩa là: Nếu trên cây có kết băng mưa, là dấu hiệu dự báo vận rủi hoặc một vị quan chức nào đó qua đời, vì vậy trước đây, những người làm quan đềm sợ hiện tượng này.
“Băng mưa” thời Trung Quốc cổ đại gọi là “Mộc băng”. Theo ghi chép trong Hán Thư: Thời Xuân Thu, năm Thành Công thứ 16, “Chính nguyệt, mưa, có mộc băng”. Lưu Hâm, nhà Nho học thời Tây Hán cho rằng, Băng là do dương khí quá thịnh, mà mộc thuộc Thiếu Dương, tượng trưng cho những người có chức tước cao như đại thần tam công cửu khanh, đại phu… Nếu những người này gặp tai họa, âm khí sẽ ảnh hưởng tới cây cối, cây sẽ gặp lạnh, hàn vì vậy mưa xuống và trở thành băng.
Băng mưa trong lịch sử Trung Quốc xảy ra báo hiệu đại hung
Băng mưa thời nhà Đường
Đến thời nhà Đường, dân gian cũng bắt đầu lưu truyền các câu ca dao về băng mưa. Theo ghi chép trong Cựu Đường Thư.,Quyển 95, Duệ Tông Chư Tử có viết:
Mùa đông năm Khai Nguyên 29, kinh thành rét đậm, ngưng sương phủ kín ngọn cây, học giả thời đó nghĩ đến đây chính là “Vũ mộc băng” thời “Xuân Thu” cũng gọi là Thụ giới, bởi hình dáng giống như giới trụ (áo giáp). Lý Hiến thấy vậy cảm thán viết: “Hiện tượng này phong tục xưa gọi là “Thụ giá'”.
Lý Hiến là con cả của vua Đường Duệ Tông, cũng là huynh trưởng của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Mùa đông năm Khai Nguyên thứ 29 (741) tại kinh thành Trường An xuất hiện dị tướng “ngưng sương phong thụ” (băng mưa trên ngọn cây), các học giả thời đó cho rằng, đây chính là hiện tượng “Mưa băng” được đề cập trong thời Xuân Thu. Khi đó Lý Hiến nhìn thấy, nghĩ tới câu ngạn ngữ xưa “Thụ giá, đạt quan phạ”, biết đại nạn bản thân sắp tới. Quả nhiên, không lâu sau vào tháng 12 năm sáu mươi ba, Lý Hiến qua đời.
Dị tượng cây đóng băng năm 1213 tại Vệ Châu, Trung Quốc
Kim Sử cũng có ghi chép rằng nước Kim đã một lần xảy ra dị tượng cây đóng băng: Tháng 12 Ất Mão năm Trinh Hựu thứ nhất đời Kim Tuyên Tông (1213), trời mưa, cây đóng băng. Đương thời ở vùng Vệ Châu có lưu truyền bài đồng dao rằng: “Mùa đông tròn, chia đôi năm. Tiết Hàn thực, không dấu người”. Kết quả đến tháng Giêng năm sau, quân Nguyên tấn công và hạ được Vệ Châu, đốt giết cướp sạch, khiến Vệ Châu thành một vùng hoang phế.
Sử quan cho rằng, dị tượng cây đóng băng và bài đồng dao “yêu nghiệt” trước đó đều là điềm báo trước đại hung.
Hiện tượng kết tụ băng vào thời nhà Lý
Trong sách Thất Tu Loại Cảo của Lang Anh đời Minh có ghi chép:
Cây đóng băng, nước mưa và cây đều ngưng tụ kết băng. Ngạn ngữ nói là “cây đơm bông” (mộc giá)… Mưa là băng, kết thành hoa ngưng tụ trên cây cối, đều là khí tạo thành. Khí cực âm, lấn át cây cối, thì cây cối bị hại, do đó không phải là tại cây cối. Chiêm tinh ngũ hành cho rằng, cây cối là thiếu dương. Lưu Hướng nói rằng là tượng của khanh đại phu quyền quý. Ngạn ngữ nói rằng: “cây trổ bông, quan lớn sợ”, cũng là có ý này.
Mùa đông năm Thành Hóa Bính Tuất, kinh đô có sương đầu mùa, chỉ thoáng chốc, cây cối đều trắng muốt, sau đó cành cây đều long lanh như hoa. Mùa xuân năm sau, Lý Văn Đạt công chết. Đây chẳng phải là ứng nghiệm đó sao?
Lang Anh đề cập đến chính là mùa đông năm Thành Hóa thứ 2 (năm 1466) triều Minh xảy ra dị tượng mưa đóng băng, không lâu sau đó, Đại học sĩ Hoa Cái điện, Thiếu bảo Lý Hiền qua đời. Lý Hiền (1408-1466) là một trong những lương thần trị thế hiếm có trong lịch sử, được thụy phong là Văn Đạt.
Mưa đóng băng trên cây thời nhà Thanh
Đến cuối đời nhà Thanh, câu ngạn ngữ này lại ứng nghiệm với một sự kiện quan trọng trong lịch sử thời nhà Thanh. Sách “Mãn Thanh bại sử” có ghi chép rằng:
Ngạn ngữ kinh thành có câu “Cây trổ bông, quan lớn sợ”. Thoạt nghe thì không hiểu được ý nghĩa, suy nghĩ kỹ thì đó là nói tuyết tích trên cây cối, kết băng như trổ bông. Vì vậy nhớ lại sách Hán Thư có ghi chép, các bậc trưởng lão gọi cây đóng băng là “mộc giới”. Giới tức là giáp, là tượng trưng của binh đao. Cây trổ bông (mộc giá) trong ngạn ngữ có lẽ đọc chệch từ âm “mộc giới” chăng? Theo như người bản địa kinh sư nói, ngạn ngữ này thực sự linh nghiệm.
Tương truyền mùa xuân năm Giáp Thân đời Thuận Trị, đã từng có dị tượng này, xã tắc nhà Minh kết thúc. Mùa xuân năm Canh Tý đời Quang Tự cũng như thế, sau đó là loạn giặc phỉ Nghĩa Hòa Đoàn. Cuối tháng Chạp năm Canh Tuất, tuyết dày mấy thước, người trong kinh đô đều thấy dị tượng này. Cư dân đều nói là điềm không lành, nói rằng không có thiên tai thì ắt có nhân họa. Chẳng bao lâu xảy ra bệnh dịch hạch, lại sau đó không lâu mực nước các sông vùng Hồ Nam, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang đều liên tiếp cấp báo, và quân cách mạng tỉnh Hồ Bắc nổi dậy, thiên tai nhân họa, liên tiếp ập đến, xã tắc nhà Thanh vì vậy mà hoang tàn. Chao ôi, ngạn ngữ quả là linh nghiệm, quả thực là như thế.
Băng tuyết vào mùa hè tại Trung Quốc năm nay
Theo Vnexpress, hiện tượng mưa tuyết đã xuất hiện giữa mùa hè ở khu Nội Mông hôm 10/5. tổng lượng mưa là 6,8 mm do nhiệt độ giảm đột ngột xuống -1 độ C.
Theo báo Lao động, Khu Bảo tồn thiên nhiên núi tuyết Baima đã trở thành một thế giới băng, tuyết vào giữa mùa hè (tháng 8/2020). Khu này được công nhận là “vương quốc của động vật và thực vật ở vùng núi ôn đới”. Thông thường mùa hè và mùa thu kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm là thời gian lý tưởng để khách du lịch có thể ghé thăm khi mà tuyết đã tan nhưng năm nay tuyết phủ kín xuất hiện vào đúng tháng 8.
Theo báo Quốc tế, vào ngày 3/7, Tân hoa xã đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh thảo nguyên Bayanbulak ở Tân Cương phủ đầy tuyết trắng vào giữa mùa hè. Đợt bão tuyết bất ngờ này diễn ra từ ngày 28-30/6, trong khi nhiều khu vực khác ở Trung Quốc thời tiết đang nóng và ẩm ướt. Lớp tuyết rơi dày trung bình 30 cm, đặc biệt có những nơi dày tới 70cm.
Theo Tân Hoa xã bình luận, hiện tượng tuyết rơi với cường độ lớn như năm nay được xem là bất thường.
Trung Quốc lại xảy ra dị tượng mưa đóng băng trên diện rộng như vậy, phải chăng là điềm báo trước sẽ có đại sự sắp xảy ra?
Theo Secret China