Báo đốm phải nhường miếng mồi ngon cho bầy kền kền áp đảo về số lượng, nhưng kết cục lại bất ngờ hơn nữa…
Một con báo đốm đang nằm trên khu đất trống để thưởng thức bữa ăn của mình thì đàn kền kền xuất hiện tụ tập quanh con báo. Cứ mỗi lần báo đốm cúi đầu xuống cắn, đàn kền kền lại nhích lại càng lúc càng gần.
Mặc dù báo đốm đã cố gắng đuổi đàn kền kền đi, nhưng vì số lượng quá áp đảo, đàn kền kền không hề tỏ ra sợ hãi. Vì quá bị áp đảo tấn công, con báo hốt hoảng vụt biết mất vào bụi cây, bỏ mặc lại đàn kền kền ríu rít ăn mừng với miếng mồi béo bở.
Thế nhưng sự việc vẫn còn điều bất ngờ, bỗng nhiên có một con sư tử xuất hiện ngoạm miếng mồi chạy vụt đi trong tích tắc.
Mời quý độc giả xem video (nguồn Latest Sightings được báo Người Đưa Tin đăng tải):
Xem thêm: Vì sao kền kền không bị ngộ độc khi ăn xác thối?
Hệ thống tiêu hóa của kền kền có thể dễ dàng xử lý các bệnh dịch như bệnh dịch hạch, bệnh dại, bệnh sốt ho, các loại độc tố… và hầu hết các hiểm họa khác có thể gây nguy hiểm cho sự sống trên trái đất.
Có hai nhân tố chính giúp kền kền có được “miễn tử kim bài” này:
Đầu tiên là dịch tiêu hóa trong dạ dày của chúng có độ PH rất thấp. Điều này giúp kền kền có một dịch tiêu hóa cực mạnh để có thể làm hòa tan được tới 60% các loại độc tố. Chì là một trong những nguyên nhân hiếm hoi mà hệ tiêu hóa của kền kền không thể xử lý được. Hiếm tới mức cứ khi nào kền kền bị chết vì nhiễm độc, thì đó là do chì.
Nhân tố thứ hai trong “miễn tử kim bài” của kền kền là chúng có thể giữ 40% số độc tố không bị tiêu hủy còn lại ở trong dạ dày của mình. Chúng chỉ đơn thuần là bị giữ ở đó, không làm gì cả.
Ngoài ra còn một vài yếu tố khác giúp kền kền tránh được hầu hết các loại độc tố. Đã bao giờ bạn thắc mắc cổ của chúng không có lông chưa? Đó là bởi vì điều này sẽ giúp chúng tự do thò đầu mình vào những khu vực hôi thối trên xác con mồi mà không sợ bị các loài virus có hại bám vào lông. Ánh sáng mặt trời và mưa sẽ làm trôi đi những gì bám trên cổ một cách dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm: