Đến giờ ngủ trưa, trong khi em trai thì mải đùa nghịch với bạn bè thì anh trai tận tình lấy gối, trải chăn đắp cho em.
- Clip: Màn thoát thân ‘vi diệu’ của cậu bé bị kẹt đầu trong song sắt
- Clip: Chú chó ‘vượt rào’ hóng hớt chuyện hàng xóm
- Video: Tài xế toát mồ hôi khi lái xe qua cầu vừa cao vừa không có lan can
Người mẹ chia sẻ hai bé trai trong clip là anh em ruột. Một bé 3 tuổi, bé còn lại năm nay 2 tuổi. Mặc dù hơn kém tuổi nhau nhưng lúc mới đi học thì chỉ có lớp 2 tuổi nhỏ nhất nên hai anh em học chung với nhau luôn.
Mời quý độc giả xem clip:
Góc bình luận: “Anh trai quốc dân là đây”
Tình cảm quá. Tôi cũng có hai con trai nhưng cách nhau 5 tuổi nên anh nhường em tuyệt đối và ông em cũng rất thần tượng anh.
Thật đáng mặt làm anh. Bạn này lớn lên chắc chắn sẽ là người chăm sóc cho gia đình rất tuyệt vời nè.
Em cứ chơi đi, mọi thứ đã có anh lo.
Mình cũng có 2 ông nhưng như Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hihi.
Biết cách quan tâm người khác, con sẽ trở thành người tử tế
Theo các chuyên gia tâm lí học “sự quan tâm” chính là điều quan trọng để trẻ gìn giữ các mối quan hệ sau này. Sau đây là những lời khuyên để bố mẹ dạy con kỹ năng quan tâm người khác từ thuở ấu thơ.
Nói về cảm xúc
Một trong những cách để trẻ biết quan tâm người khác là tạo điều kiện để trẻ giao tiếp trực tiếp với mọi người. Theo các nhà tâm lý, bố mẹ có thể xây dựng một vài quy tắc trong gia đình như nói chuyện phải nhìn vào nhau thay vì chỉ chú ý vào điện thoại.
Bố mẹ có thể dạy trẻ nhận biết cảm xúc của người khác thông qua nét mặt từ những hoạt động, buổi nói chuyện hoặc bữa cơm gia đình hoặc thông qua các trò chơi đồng đội trong những chuyến dã ngoại.
Trở thành hình mẫu của trẻ
Trẻ em luôn bị thu hút bởi điều chúng ta làm hơn là những gì chúng ta nói. Bố mẹ có thể yêu cầu trẻ “Hãy chú ý đến cảm xúc và biết quan tâm người khác”, nhưng lại phớt lờ cảm xúc của chính đứa trẻ thì phương pháp dạy này không thể thành công.
Việc quan tâm và thấu hiểu cảm xúc của trẻ không có nghĩa là phụ huynh phải chiều theo tất cả những gì trẻ muốn. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc thấu hiểu để đưa ra cách xử lý khiến con cảm thấy “phục” thay vì để đứa trẻ ấm ức vì cảm thấy mình không được quan tâm.
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng cần nhận lỗi với trẻ khi có hành động không phù hợp hoặc cư xử thô lỗ với người khác.
Công nhận hành động tử tế của trẻ
Cha mẹ hãy thường xuyên khen ngợi khi con có điểm số tốt hoặc con có cách giải hay. Hãy công nhận và ủng hộ đứa trẻ khi con có những hành động tử tế.
Cùng gia đình tích cực làm những điều tốt
Cả gia đình có thể cùng nhau ngợi khen những việc làm tử tế của các thành viên trong gia đình trong bữa ăn tối.
Cùng tham gia các trò chơi cũng là một cách khác để học cách hòa đồng với mọi người. Các thành viên trong gia đình hãy thường xuyên cùng nhau làm tình nguyện.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tật 10 năm không dứt, tu Đại Pháp 1 tháng bỏ hết thuốc