Trung Quốc: Tăng trưởng kinh tế âm trong quý I/2020.
Theo RFI Việt ngữ, Bắc Kinh chính thức thông báo GDP trong ba tháng đầu năm sụt giảm 6,8 % vào tuần trước, chỉ số bán lẻ trong tháng 3/2020 được công bố « rơi » 16%, sụt giảm mạnh ngoài dự kiến của chính quyền.
Theo ông Jean-François Dufour, giám đốc điều hành cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse, chỉ số ảm đạm trong ba quý đầu năm nay mới chỉ là « đợt sóng đầu tiên » và kinh tế Trung Quốc còn phải trải qua nhiều thử thách khác nghiêm trọng hơn, đó là sau khi nhiều nhà máy dần mở cửa trở lại sau cơn lũ đại dịch Covid-19, nhưng các mặt hàng được sản xuất ra lại không có người mua do sức tiêu thụ nội địa vẫn chưa tăng trở lại như trước vì người dân cũng hạn chế đến các khu vực đông người như trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, công viên giải trí… Ngoài việc tiêu thụ nội địa giảm. Việc xuất khẩu cũng không khả quan do các thị trường Mỹ và Châu âu cũng như các nước khác hiện cũng đang phải đối diện chống chọi với đại dịch coronavirus. Đây là điều khiến Bắc Kinh rất lo ngại.
Một vấn đề nữa khiến Bắc Kinh đau đầu là việc các nhà đầu tư nước ngoài lần lượt rút lui khỏi Trung Quốc. Sau khi Tổng thống MỹDonald Trump đắc cử,ông đã dứt khoát giảm mức độ lệ thuộc vào bạn hàng Trung Quốc. Liên minh Châu Âu cũng đã đòi Bắc Kinh cân bằng lại quan hệ song phương. Đại dịch Covid-19 lại càng khiến xu thế này đi xa hơn nữa. Mới đây, báo chí Nhật liên tục đăng tải ý kiến của Thủ tướng Nhật rằng Abe Shinzo rằng « khuyến khích các doanh nhân Nhật suy nghĩ về kế hoạch bố trí lại các khoản đầu tư ra nước ngoài, mà điểm đến có thể là các nước trong vùng Đông Nam Á ». Còn Hàn Quốc, tập đoàn xe hơi Hyundai của Hàn Quốc có hẳn kế hoạch chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Thực sự chính quyền Bắc Kinh đang phải đối diện với rất nhiều thách thức.
Chứng khoán Hồng Kong rơi vào chuỗi ngày tồi tệ nhất từ năm 2015 bởi dự luật an ninh mới của Bắc Kinh
Theo CNN, ngay sau khi Trung Quốc công bố dự thảo luật an ninh mới với HongKong tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thường niên, Hang Seng Index giảm 5.56% vào phiên giao dịch thứ sáu.
Dự thảo luật có nội dung về cấm các hành vi ly khai, can thiệp nước ngoài, khủng bố, các hoạt động có chủ đích nhằm lật đổ chính quyền trung ương.
Động thái này của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại không chỉ về các cuộc biểu tình sẽ bùng lên mà nhiều khả năng sẽ có 1 làn sóng dịch chuyển đầu tư từ HongKong sang các thị trường khác. Theo Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích kinh tế cho Asia Pacific: “Mối đe doạ thực sự bây giờ là sự trở lại của các cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố HongKong, sự đi xuống trong quan hệ Mỹ-Trung, và một sự di dời của các công ty lớn”.
Panasonic chuyển nhà máy Thái Lan sang Việt Nam
Theo tờ Bangkok Post, Nhà sản xuất thiết bị Nhật Bản Panasonic cho biết vào vào ngày 21/5 vừa qua rằng năm tới họ sẽ chuyển sản xuất tủ lạnh và máy giặt có trụ sở tại Thái Lan sang Việt Nam, sa thải khoảng 800 công nhân tại Thái Lan.
Trong một tuyên bố gửi cho Reuter, công ty nói rằng sẽ tổ chức lại các địa điểm sản xuất hàng tại Đông Nam Á và chuyển giao việc sản xuất máy giặt và tủ lạnh ở Thái Lan sang Việt Nam.
Với một số lợi thế về nhân công giá rẻ, môi trường đầu tư đang được cải thiện và mức độ tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đang được cho là một điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và nhà sản xuất sau đại dịch Covid-19.
Đà Nẵng sẽ đầu tư 300.000 tỉ đồng cho diện mạo mới của mình
Theo TBKTSG Online, Đà Nẵng đã thông qua đồ án quy hoạch chung giai đoạn 2020-2030 với tổng mức đầu tư gần 300.000 tỷ đồng. Sau khi được Bộ Xây dựng thẩm định sẽ trình Thủ tướng phê duyệt.
Đồ án quy hoạch chia làm 2 giai đoạn. Nội dung quy hoạch sẽ tập trung vào phát triển giao thông, tái thiết đô thị trung tâm, phát triển bảo tàng sống, khu đô thị tại khu vực sườn đồi. Một số dự án tiêu biểu trong đồ án như: Bến cảng Liên Chiểu; nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò; Bảo vệ, nâng cao khả năng chứa tàu thuyền tránh bão Âu thuyền Thọ Quang, Công trình vượt sông Hàn nối đường Đống Đa – Vân Đồn; di dời Ga đường sắt và tái phát triển đô thị…