Trong khi châu Âu vẫn giữ vẻ ngoài lạc quan trước mùa đông lạnh giá sắp tới, báo hiệu rằng họ có đủ khí đốt trong kho để bù đắp cho sự mất mát nguồn cung của Nga, thì đằng sau hậu trường, nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức đang âm thầm chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất.
Báo hiệu sự suy sụp của nền kinh tế châu Âu
Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong bối cảnh màn Sương mù chiến tranh trở nên dày đặc hơn khi Mỹ và Nga có cuộc đàm phán ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, giữa đại diện là giám đốc CIA William Burns và người đồng cấp Nga là ông Sergei Naryshkin. Không ai biết chính xác nội dung hai bên đã đàm phán. Tuy nhiên, sự cố tên lửa ở Ba Lan cho thấy sự leo thang đang chiếm ưu thế hơn một số hình thức hòa giải.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tỏ ra kiên quyết trong khi Ukraine dường như không muốn đàm phán khi đưa ra các điều kiện có vẻ phi thực tế. Vì vậy, Chiến dịch quân sự đặc biệt (SMO) của Nga vẫn sẽ tiếp tục.
NATO đang huấn luyện cho các lực lượng Ukraine. Các mục tiêu khả thi tiếp theo có thể là nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya hoặc tại mặt trận Lugansk ở phía bắc. Về phần mình, các chuyên gia quân sự Nga nhận định, có khả năng Nga sẽ tấn công Nikolaev vào mùa đông, chỉ cách các vị trí của Nga 30 km.
Có một sự thật mà các chuyên gia phân tích quân sự nghiêm túc của Nga lẫn Mỹ đều biết: Đó là cho đến nay, Nga vẫn chưa huy động nguồn lực quân sự thực sự của mình. Người Nga mới chỉ sử dụng tối đa 10% tiềm năng quân sự.
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt, phía Nga đã sử dụng rất ít lực lượng quân đội chính quy. Hầu hết là dân quân Donetsk và Luhansk, lính đánh thuê của Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, người Chechnya và các tình nguyện viên.
Không có gì ngẫu nhiên khi chính quyền Biden đột nhiên muốn nói chuyện với người Nga tại Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ. Không phải ngẫu nhiên tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Đức Scholz có cuộc tiếp xúc với ngoại trưởng Nga Lavrov.
Đơn giản, EU và Vương quốc Anh có thể không trụ vững nổi vào mùa đông tới, giai đoạn 2023-2024 nếu không có tập đoàn năng lượng khổng lồ Nga Gazprom.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng châu Âu phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên vào năm 2023, và có thể phải vật lộn để có được một nửa lượng cần thiết vào mùa hè tới
Ngày 17/11, IEA tính toán rằng trong năm tới EU đối mặt với mức thâm hụt tổng thể lên tới 30 tỷ mét khối khí đốt nếu các đường ống dẫn của Nga ngừng hoạt động và nhu cầu từ Trung Quốc tăng trở lại, theo bloomberg.
Ngân sách của EU đã được đặt trong tình trạng báo động đỏ do những thiệt hại từ các chính sách năng lượng sai lầm của giới lãnh đạo châu Âu hiện nay. Đến cuối năm 2023, con số đó có thể đạt 1 nghìn tỷ euro, theo financial times.
Bất kỳ chi phí bổ sung, không thể đoán trước nào trong năm 2023 đều có nghĩa là nền kinh tế EU sẽ sụp đổ hoàn toàn: ngành công nghiệp đóng cửa, đồng euro rơi tự do, lạm phát gia tăng, nợ nần chồng chất… ngay cả với nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu là Pháp và Đức.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu bà Ursula von der Leyen lẽ ra nên thảo luận về tất cả những điều đó – vì lợi ích của các quốc gia EU tại hội nghị thượng đỉnh G20 thay vì chỉ tập trung vào việc bài trừ Nga.
Đó chỉ là sự khác biệt về nhận thức của các chính trị gia thiếu lý trí ở Brussel, để họ cố quên đi một thực tế là: Châu Âu đang nguy khốn. Các động thái mới đây của Đức – vốn là nền kinh tế số 1 châu Âu đang khiến giới quan sát lo lắng.
Đức chuẩn bị cung cấp tiền mặt khẩn cấp
Trong khi châu Âu vẫn giữ vẻ ngoài lạc quan trước mùa đông lạnh giá sắp tới, báo hiệu rằng họ có đủ khí đốt trong kho để bù đắp cho sự mất mát nguồn cung của Nga, thì đằng sau hậu trường, nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức đang âm thầm chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất.
Đó là khi dân chúng phẫn nộ do ngân hàng nếu mất điện khiến người dân không thể tiếp cận tiền mặt.
Ngày 15/11, Reuters cho biết, chính quyền Đức đã tăng cường chuẩn bị cho việc cung cấp tiền mặt khẩn cấp trong trường hợp mất điện do thiếu hụt năng lượng.
Các kế hoạch bao gồm Bundesbank tích trữ thêm hàng tỷ đô la để đối phó với sự gia tăng nhu cầu, cũng như “giới hạn rút tiền có thể xảy ra”.
Các quan chức và ngân hàng không chỉ xem xét tới việc in tiền, mà còn cả việc phân phối tiền mặt, ví dụ về khả năng tiếp cận nhiên liệu ưu tiên cho những người vận chuyển tiền mặt, trong bối cảnh nguồn dầu khí khan hiếm sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt.
Theo Reuters, các cuộc thảo luận về kế hoạch này có sự tham gia của ngân hàng trung ương Đức, cơ quan quản lý thị trường tài chính BaFin và nhiều hiệp hội ngành tài chính.
Mặc dù các quan chức Đức đã công khai hạ thấp khả năng xảy ra mất điện và viễn cảnh không rút được tiền, nhưng các cuộc thảo luận cho thấy họ coi mối đe dọa này nghiêm trọng đến mức nào.
Giới chức Đức cũng nhấn mạnh sự rủi ro ngày càng lớn vì cuộc xung đột Ukraine đối với nước này, vốn trong nhiều thập kỷ phụ thuộc vào nguồn năng lượng giá rẻ của Nga và hiện đang phải đối mặt với lạm phát hai con số.
Theo một nghiên cứu gần đây của Bundesbank, khoảng 60% giao dịch mua bán hàng ngày của người Đức được thanh toán bằng tiền mặt, và người Đức trung bình rút hơn 6.600 euro mỗi năm chủ yếu từ máy rút tiền.
Vào tháng 3 năm 2020 khi thời điểm Đại dịch Covid bắt đầu, người Đức đã rút nhiều hơn 20 tỷ euro so với số tiền họ gửi và việc rút tiền này diễn ra bình thường mà không gặp trở ngại nào.
Tuy nhiên, nguy cơ mất điện đã đặt ra những câu hỏi mới về các kịch bản có thể xảy ra, và giới chức Đức đang đánh giá toàn diện khả năng này khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức ngày càng sâu sắc trong bối cảnh mùa đông đang đến gần.
Nếu mất điện xảy ra, lựa chọn của các nhà hoạch định chính sách có thể là hạn chế lượng tiền mặt rút ra của người dân và đây sẽ là một lựa chọn tồi tệ.
Ngoài ra, một điểm yếu mà các nhà hoạch định nhận ra liên quan đến các công ty bảo mật vận chuyển tiền từ ngân hàng trung ương đến các máy ATM và ngân hàng. Theo tổ chức công nghiệp BDGW, ngành công nghiệp không được bảo vệ đầy đủ bởi luật hướng dẫn quyền ưu tiên tiếp cận nhiên liệu và viễn thông trong thời gian mất điện.
Andreas Paulick, giám đốc BDGW cho biết: “Có những kẽ hở lớn như xe bọc thép sẽ phải xếp hàng tại các trạm xăng như các phương tiện xe cộ thông thường.”
“Chúng ta phải giải quyết cách phòng ngừa kịch bản mất điện thực tế. Sẽ là hoàn toàn ngây thơ nếu không nói về điều này vào thời điểm như bây giờ.”
Vì sao giới chức Đức lo ngại về tình huống người dân sẽ tức giận nếu họ không rút tiền được?
Câu trả lời là: Hơn 40% người Đức lo sợ mất điện trong 6 tháng tới, theo một cuộc khảo sát được Funke Mediengruppe công bố vào tuần trước. Do đó, văn phòng thảm họa của Đức cho biết họ khuyến nghị người dân nên giữ tiền mặt ở nhà cho những trường hợp khẩn cấp như vậy.
Trong khi đó, một nguồn tin khác của Reuters lưu ý rằng các cơ quan quản lý tài chính của Đức lo ngại các ngân hàng chưa chuẩn bị đầy đủ cho tình trạng mất điện trên quy mô lớn, và coi đó là một rủi ro mới, không lường trước được.
Tại Frankfurt, thủ đô ngân hàng của Đức, một thành viên hội đồng thành phố đã đề xuất yêu cầu thành phố trình bày kế hoạch cắt điện trước ngày 17 tháng 11.
Có thể bạn quan tâm: