Site icon Tin360

Hai điềm xấu trong lễ khai mạc thế vận hội Olympic Bắc Kinh

Lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh ngày 4/2/2022 (ảnh: Văn phòng Tổng thống Nga). Ông Putin là một trong số nguyên thủ hiếm hoi tham gia sự kiện này của Trung Quốc.

Lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh ngày 4/2/2022 (ảnh: Văn phòng Tổng thống Nga). Ông Putin là một trong số nguyên thủ hiếm hoi tham gia sự kiện này của Trung Quốc.

Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh khai mạc vào tối ngày 4/2. Giới cầm quyền Bắc Kinh muốn nhân cơ hội này thể hiện cái gọi là “quyền lực mềm” của mình, tuy nhiên nhiều người cho rằng, buổi lễ khai mạc được “thiết kế quá tỉ mỉ” này tiết lộ cho thế giới cuộc khủng hoảng hiện tại bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trương Nghệ Mưu, với tư cách tổng đạo diễn buổi lễ khai mạc này, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền thông của ĐCSTQ đã vô tình “tiết lộ” hai điềm xấu.

Lễ khai mạc thế vận hội mùa đông ẩn chứa “con số tử vong”

Việc lễ khai mạc thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh tổ chức vào ngày 4 tháng 2, tức ngày lập xuân có phải chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên?

Theo tin tức của Initium Media và Bắc Kinh nhật báo ngày 4 tháng 2, Trương Nghệ Mưu tiết lộ, khi ông phát hiện sự trùng hợp này đã vô cùng kinh ngạc. Ông còn đi hỏi nhân viên công tác phụ trách thế vận hội có phải cố ý chọn ngày khai mạc thế vận hội vào ngày lập xuân?

Ông chia sẻ: “Họ nói với tôi cũng không phải cố ý lựa chọn vào ngày này. Việc đăng ký tổ chức thế vận hội là quá trình rất phức tạp, chỉ sau khi kết hợp nhiều yếu tố khác nhau mới được quyết định lựa chọn vào ngày 4 tháng 2. Ồ, tôi nghĩ đơn giản chỉ là sự trùng hợp. Đây là điểm khởi đầu rất tốt, để chúng ta đếm ngược người thời gian và hoàn thành mọi việc.”

Theo bản tin, có sự trùng hợp này, vì nhóm của Trương Nghệ Mưu quyết định bắt đầu từ góc độ quan điểm văn hóa Trung Quốc, lựa chọn 24 tiết khí, bắt đầu đếm ngược từ tiết khí đầu tiên trong 24 tiết khí.

Khương Duy Bình, một nhân viên trong tiết mục truyền hình trực tiếp ngày 4 tháng 2 cho biết, nhìn nhận từ góc độ văn hóa Trung Hoa, số 4 không phải là con số cát tường, vì cách phát âm giống một âm khác rất không tốt. Người Trung Quốc khi lựa chọn thường tránh số 4, nhất là khi chọn mua nhà, cho dù vị trí và giá cả đều rất tốt, nhưng khi gặp phải nhà số 4 thì sẽ tránh không mua.

Vậy mà Trương Nghệ Mưu lại cố ý đặc biệt thiết kế chương tình đếm ngược 24 tiết khí trong thế vận hội, thậm chí còn khuếch đại số 4 này, hai lần con số này xuất hiện trong cùng một ngày, đó không phải là điềm báo may mắn.

Điềm báo không tốt của ĐCSTQ tại Thế vận hội mùa đông

Vài ngày trước đây, trong một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với phóng viên Tân Hoa Xã, ông Trương cho biết, phục bút “đoạn văn dẫn đầu ý cho đoạn văn sau” lớn nhất trong lễ khai mạc là “Câu chuyện của một bông tuyết”, ông còn dẫn dùng câu thơ “Yến sơn tuyết hoa đại như tịch” của nhà thơ Lý Bạch để hình dung. Sau lễ khai mạc, tờ Nhân dân Nhật báo còn giật tít “Quá đẹp! Hoa tuyết Yên sơn rơi như chiếc chiếu (Yên sơn tuyết hoa đại như tịch) lớn trên sân vận động tổ chim giống như một bàn tiệc”.

Vậy câu thơ “Yên sơn tuyết hoa đại như tịch” rốt cuộc có ý nghĩa gì? Lại biểu đạt quan điểm nghệ thuật gì của tác giả?

Đây là một câu thơ trong bài thơ Bắc phong hành của nhà thơ Lý Bạch thời nhà Đường, toàn văn bài thơ này như sau:

Bắc phong hành

Chúc long thê hàn môn,
Quang diệu do đán khai.
Nhật nguyệt chiếu chi hà bất cập thử,
Duy hữu bắc phong hào nộ thiên thượng lai.

Yên sơn tuyết hoa đại như tịch,
Phiến phiến xuy lạc Hiên Viên đài.
U Châu tư phụ thập nhị nguyệt,
Đình ca bãi tiếu song nga tồi.

Ỷ môn vọng hành nhân,
Niệm quân Trường Thành khổ hàn lương khả ai.
Biệt thời đề kiếm cứu biên khứ,
Di thử hổ văn kim bính cách xoa.

Trung hữu nhất song bạch vũ tiễn,
Tri thù kết võng sinh trần ai.
Tiễn không tại,
Nhân kim chiến tử bất phục hồi.

Bất nhẫn kiến thử vật,
Phần chi dĩ thành khôi.
Hoàng Hà phủng thổ thượng khả tái,
Bắc phong vũ tuyết hận nan tài.

Trước hết chúng ta hãy phân tích bài “Bắc phong hành”.

Bắc phong hành là bài thơ với ca từ sử dụng gió bấc và tuyết lạnh để mô tả hình dung cuộc chiến loạn không có ngày trở về.

Trong Sơn Hải Kinh, “Chúc long” được ghi chép có mặt người mình rắn, thân màu đỏ thẫm, cư ngụ quanh năm ở nơi bắc cực lạnh giá không có mặt trời, chỉ có thể phân biệt ngày đêm và bốn mùa bằng cách nhìn, thở, hô hấp.

U Châu, nằm ở huyện Đại Hưng, Bắc Kinh ngày nay. Đề cập đến nơi khi xưa An Lộc Sơn cai trị phương bắc.

[Yến sơn] Tên của ngọn núi ở phía bắc của đồng bằng Hà Bắc. [Hiên Viên đài] Một tòa nhà tưởng niệm Hoàng đế, địa điểm ban đầu của nó là trên núi Kiều, huyện Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc. [Vạn lý trường thành] Trong thơ cổ thường dùng để chỉ tiền tuyết phía bắc. [Bắc phong tuyết nguyệt]: Đây là mượn ý câu trong Bắc phong’ (邶風) trong Thi Kinh.

Nếu toàn bộ bài thơ được dịch sang tiếng bản địa, ý chính của bài thơ này là:

Rồng đuốc luôn lượn trên Bắc cực
Ban mai rồi vẫn rực sáng soi
Trời, trăng cũng khó mà noi
Chỉ còn gió bấc thổi thôi, thét gào

Núi xứ Yên tuyết to tựa chiếu
Đài Hiên Viên triệu triệu cánh rơi
U châu vợ nhớ chồng hoài
Nên thôi ca hát, nhạt phai má hồng

Nàng tựa cửa hết trông lại ngóng
Nơi Trường Thành hình bóng thân thương
Lúc đi mang kiếm lên đường
Bao tên để lại màu vàng còn đây

Trong bao có tên đuôi chim trắng
Nay nhện giăng bụi đóng đã mờ
Bao tên cứ mãi nằm trơ
Nhưng người chết chẳng bao giờ về thăm

Nhìn vật đó khôn ngăn cảm xúc
Nàng đem ra thiêu đốt thành tro
Sông Hoàng có thể lấp bờ
Nhưng sầu gió bấc khó mà nguôi ngoai.

‘Bắc phong hành’ nói về tâm trạng của người phụ nữ có chồng tử trận ở biên giới, còn ‘Bắc phong’ trong Thi Kinh lại phản ánh câu chuyện quý tộc nước Vệ lưu vong và miêu tả mọi người lần lượt chạy trốn giữa loạn lạc quốc gia.

Nhìn vào câu ‘Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch’ cũng mang đến cho người ta cảm giác ‘con thuyền’ ĐCSTQ sắp chìm rồi, cho nên các quan chức lần lượt chạy trốn.

Trong ‘Bắc phong’, khi quý tộc lưu vong thì tuyết to nặng hạt, gió bắc thét gào, đây không chỉ là miêu tả thời tiết, mà còn là bầu không khí chính trị thời đó. Trong ‘Bắc phong’ viết như thế này:

Bắc phong kỳ lương
Vũ tuyết kỳ bàng
Huệ nhi hiếu ngã
Huề thủ đồng hàng

Dịch nghĩa:

Gió bắc lạnh ngắt
Mưa tuyết rơi đầy
Những người bạn tốt
Cùng dắt tay nhau

Từ nội dung bài ‘Bắc phong’ trong Thi Kinh, hay ‘Bắc phong hành’ của Lý Bạch, mọi người sẽ thấy chủ đề của Olympic mùa đông năm nay miêu tả cảnh quý tộc lưu vong, hoặc cảm xúc thê lương của người vợ hoài niệm người chồng tử trận ở biên giới mà thi thể không có ai chôn. Do đó, rất nhiều người cho rằng lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông có điềm ‘đại hung’.

‘Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu’ không phải để miêu tả niềm vui trong thơ ca…

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ cũng vào cuộc để ‘dọn dẹp tẩy rửa dấu vết’. Một kênh truyền thông của Tỉnh uỷ Sơn Đông tờ ‘Nhật báo đại chúng’ đã giải thích câu ‘Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu’ (Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch) rằng: tuy xuất xứ của nó nằm trong bài ‘Bắc phong hành’ của Lý Bạch mang cảm giác bi lương, tuy nhiên câu trên được dùng trong trường hợp ăn mừng vui tươi thời Bắc Tống.

Là người am hiểu cả Văn – Sử – Triết, theo giáo sư Chương Thiện Lương cho rằng không như vậy, bởi vì trong bài thơ ‘Hồ già (1) thập bát phách’, Vương An Thạch có viết như thế này:

Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch
Dữ nhi tẩy diện tác quang trạch
Hoảng nhiên thiên địa bán dạ bạch
Khuê trung chỉ thị không tương ức

Dịch nghĩa:

Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu
Rửa mặt cho con liền xán lạn
Đột nhiên trời đất nửa đêm sáng
Ta ở trong phòng nhớ tích xưa

4 câu thơ trên có đại ý là: tuyết của vùng Yên Sơn to như chiếc chiếu, sau đó lấy để rửa mặt cho con trai, mặt con trai liền rực rỡ. Một thời gian sau, bỗng nhiên nửa đêm tuyết rơi sáng rực, khi nhìn cảnh đó lại nhớ lại chuyện xưa.

Trên thực tế, Vương An Thạch viết bài thơ này là mô phỏng lại bài thơ cùng tên ‘Hồ già thập bát phách’ của Thái Văn Cơ

‘Hồ già thập bát phách’ của Thái Văn Cơ vô cùng thê lương bởi vì Thái Văn Cơ sinh 2 người con ở đất Hung Nô, nhưng sau khi được Tào Tháo chuộc lại, bà lại không dẫn theo 2 người con đi cùng. Do đó một mặt, Thái Văn Cơ rất nhớ cố quốc là Hán địa, mặt khác lại lưu luyến 2 người con ở đất Hung Nô, cho nên trên con đường ‘Văn Cơ về Hán’, bà mang theo một tâm trạng phức tạp buồn khổ như vậy mà viết ‘Hồ già thập bát phách’.

Sau này vào triều Đường, Tống có một số thi nhân mô phỏng lại ‘Hồ già thập bát phách’ của Thái Văn Cơ, họ cũng viết bài thơ với tên tương tự, bao gồm cả Vương An Thạch đã nói ở trên.

Dựa vào ‘Hồ già thập bát phách’ của Vương An Thạch, chúng ta không hề thấy bất cứ bầu không khí vui mừng nào như các kênh truyền thông ĐCSTQ tuyên truyền. Nó hoàn toàn là những cảnh chia tay lâm ly bi đát: như mẹ sắp rời xa con, trước khi rời đi thì lấy tuyết Yên Sơn để rửa mặt cho con.

Nhân tiện nói về Vương An Thạch, Giáo sư Chương thuận tiện đề cập đến câu chuyện về cái tên trong bài ‘Bắc phong’ thuộc Thi Kinh cũng không mang điềm lành.

Trong 2 câu thơ đề cập ở trên là:

Bắc phong kỳ lương
Vũ tuyết kỳ bàng

Nguyên văn Hán tự:

北風其涼,
雨雪其雱。

Dịch nghĩa:

Gió bắc lạnh ngắt
Mưa tuyết rơi đầy

Vương An Thạch lấy chữ Bàng (雱) để đặt tên cho con trai, do đó tên của con ông là Vương Bàng (王雱). Mà Bàng (雱) có nghĩa là tuyết rơi nhiều lả tả, trong ‘Bắc phong’ lại mang nghĩa không tốt, quý tộc lưu vong, tuyết nặng rơi đầy, gió bắc gào thét v.v. Từ bài thơ buồn thảm như vậy lấy ra chữ Bàng (雱) để đặt tên cho con chính là một điềm báo không tốt cho kết cục con trai mình. Trên thực tế Vương Bàng là người rất tài hoa, nhưng mới 33 tuổi đã mất.

Từ ‘Bắc phong’ trong Thi Kinh, Vương An Thạch lấy là một chữ để đặt tên cho con, kết quả con trai mất sớm. Còn hiện nay ĐCSTQ bê nguyên câu “Hoa tuyết Yên Sơn to như chiếu” trích từ ‘Bắc phong’, ‘Bắc phong hành’ của Lý Bạch, hay ‘Hồ già thập bát phách’ của Vương An Thạch v.v. để làm diễn văn khai mạc, do đó đây là một điềm chẳng lành.

Một điều kỳ lạ nữa là, một ‘đại quốc’ nhiều người như thế chắc chắn có người biết điều này, vấn đề điềm chẳng lành đó làm chủ đề khai mạc Olympic, điều này cho chúng ta một cảm giác là người dân ở Trung Quốc đã không còn muốn bày tỏ ý kiến của mình, hoặc là nói lời an toàn như trong câu chuyện ‘Bộ quần áo mới của Hoàng đế’.

Nói tóm lại, đúng vào ngày lập xuân mùng 4 Tết nguyên đán của Trung Quốc, vào một trường hợp gọi là “thịnh thế” như lễ khai mạc thế vận hội mùa đông, lại dẫn dùng một câu thơ mang đầy khí chất xơ xác tiêu điều, đối với Trung Cộng mà nói, đây là một điềm dữ rất rất không tốt. Vào thời khắc dịch bệnh đang hoành hành trên thế giới như hiện nay, ĐCSTQ vì che dấu dịch bệnh, tô son trát phấn diễn cảnh thái bình giả tạo, lễ khai mạc lấy chủ đề ” Yên Sơn tuyết hoa đại như tịch” rốt cuộc có ý nghĩa gì? Điều này xin mời độc giả tự suy ngẫm.

Cư dân mạng trong và ngoài nước đã đặt câu hỏi: Lấy câu thơ như thế này làm chủ đề cho buổi khai mạc, rốt cuộc là có ý gì?

Nhà bình luận Tần Bằng của tờ Times đã chỉ ra rằng Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đã sử dụng bài thơ này có lẽ là điềm báo ngày tàn vong của ĐCSTQ đang đến gần.

Theo Visiontimes
Biên dịch: Thanh Mai