Hàm Rồng – Núi Đọ mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng độc đáo, nhưng dưới sức ép đô thị hóa, các di sản này đang dần phai mờ.
- Đại Lộc, Quảng Nam – Hành trình trở về với những giá trị nguyên bản
- Giữ hồn giò chả Việt nơi Chí Linh
- Thiên Di – hành trình khám phá giá trị nguyên bản
Làm thế nào để biến khu vực này trở thành trung tâm di sản đô thị bền vững; hài hòa giữa bảo tồn và phát triển? Câu trả lời nằm ở những định hướng chiến lược từ giác độ quản lý đô thị.
Hàm Rồng – Núi Đọ: Quần thể di sản độc đáo
Hàm Rồng – Núi Đọ không chỉ là một địa danh; mà còn là biểu tượng của di sản văn hóa và sinh thái. Nơi đây hội tụ một hệ sinh thái đa dạng và các di sản văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng độc đáo, cùng nhau tạo nên một quần thể duy nhất. Hệ thống di chỉ khảo cổ từ thời kỳ đồ đá; đồ đồng như Đông Sơn; Cồn Dài; Đồng Vừng; minh chứng cho sự liên tục trong lịch sử cư trú; phát triển của cộng đồng tại khu vực này. Những giá trị này đặt ra thách thức lớn trong việc quản lý đô thị.
Di sản văn hóa và tín ngưỡng: Yếu tố cốt lõi trong quy hoạch đô thị
Làng cổ Đông Sơn nổi tiếng là cái nôi của văn hóa Đông Nam Á. Là kho tàng tín ngưỡng bản địa phong phú. Tuy nhiên, dưới sức ép của đô thị hóa, các di sản này đang dần mất đi sức hút; trở thành những “phế tích khảo cổ” bị lãng quên. Việc gắn kết di sản với sự phát triển đô thị không chỉ giúp bảo tồn giá trị văn hóa; thúc đẩy kinh tế địa phương thông qua du lịch và giáo dục cộng đồng.
Một chiến lược quy hoạch tổng thể cần được xây dựng, trong đó bảo tàng, công viên lịch sử; các câu chuyện văn hóa sống động phải trở thành những điểm nhấn.
Đa dạng cư trú và cấu trúc làng xóm: Cơ sở cho quy hoạch bền vững
Hàm Rồng – Núi Đọ mang một cấu trúc cư trú đặc biệt; từ làng chân núi, làng ven sông, đến làng nội đồng. Sự đa dạng này là cơ sở cho việc phát triển các mô hình đô thị đặc thù; trong đó mỗi khu vực sẽ phản ánh nét văn hóa riêng biệt của mình. Các làng có truyền thống buôn bán như Dương Xá; các làng thuần nông như Hạc Oa, Đại Lý, Dương Nội;… cần được giữ gìn không gian văn hóa và kiến trúc truyền thống.
Tuy nhiên, sự xâm lấn của kiến trúc hiện đại đang làm phai mờ bản sắc làng cổ. Để bảo tồn các di sản này, cần có các quy định rõ ràng trong quản lý đô thị; đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình gìn giữ di sản.
Phát triển kinh tế di sản: Động lực mới cho quản lý đô thị
Quản lý đô thị cần hướng tới các mô hình kinh tế di sản; trong đó Hàm Rồng – Núi Đọ trở thành trung tâm của các hoạt động văn hóa và du lịch. Những dự án như bảo tàng ngoài trời dọc hai bờ sông Mã; các lễ hội văn hóa, lịch sử sẽ thu hút khách du lịch, tạo động lực cho sự phát triển. Quy hoạch đô thị tạo không gian cho các hoạt động văn hóa và sản xuất thủ công; khuyến khích sự gắn bó giữa cư dân và di sản.
Quy hoạch tổng thể: Nền tảng cho sự hồi sinh đô thị
Sự phát triển bền vững đòi hỏi một quy hoạch tổng thể; không chỉ tập trung vào một vài ngõ cổ hay di tích khảo cổ đơn lẻ. Quy hoạch này phải tích hợp bảo tồn cảnh quan văn hóa; bảo vệ môi trường và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại. Các khu vực di sản cần được bảo vệ bằng các hành lang xanh; tạo ra các khu vực chức năng hỗn hợp; nơi cư dân có thể sống, làm việc và tham gia vào các hoạt động văn hóa.
Hàm Rồng – Núi Đọ: Một trung tâm di sản đô thị bền vững
Hàm Rồng – Núi Đọ cần được phát triển thành một trung tâm văn hóa bền vững, dựa trên các giá trị di sản. Đây là không gian sống động để cộng đồng trải nghiệm lịch sử, cảm nhận chiều sâu tâm linh và khám phá những giá trị độc đáo. Một thành phố phát triển dựa trên di sản sẽ có chiều sâu văn hóa và sức hấp dẫn; là minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa quá khứ và tương lai.