Câu chuyện “làm giàu khác người” này là trường hợp của vợ chồng anh Lê Văn Trọng trú tại ấp Hiếu Văn, xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
- Tò mò mua bơ mini không hạt về ăn, nhiều người bị ‘hớ’
- Nghề được cho là “ăn nên làm ra” giữa đại dịch Covid-19
- Virus siêu nguy hiểm tấn công tôm nuôi ở Trung Quốc
Chủ tịch UBND xã Hiếu Nghĩa – ông Huỳnh Thanh Nhân cho biết trên Báo Vĩnh Long rằng, hiện tại, xã có có 1.268,4ha đất làm nông nghiệp nhưng giờ chuyển sang trồng cam sành, một ít đất thì trồng cây ăn quả khác hoặc trồng màu, còn lại tầm khoảng 50ha thì làm ruộng.
Được biết, ngày trước số cam non không đẹp, bị còi cọc, thẹo vít thường sẽ hái vứt đi. Thế nhưng sau khi được một người quen chỉ cho vợ chồng anh Trọng thu mua cam non về phơi khô để bán, thì những năm gần đây nó đã trở thành thứ có giá trị, mang lại thu nhập.
Mỗi ngày, vợ chồng anh thường “lụm” cam đã rụng, mua cam bị cắt bỏ để bán và có thể thu ít nhất vài trăm ngàn đồng, có khi lên cả triệu đồng.
Hiện, vợ chồng anh Trọng mua cam non trong bán kính tầm khoảng 16km. Với mức giá là: Trái cam loại nhỏ nhất, cỡ trái hạnh là 9.000 đ/kg; trái lớn mua về cắt làm 2 để phơi thì 5.000 đ/kg; nếu cân chung 2 loại thì giá khoảng 6.000 đ/kg; còn trái cam lớn mua về xắt lát thì giá 1.000 – 2.000 đ/kg.
Anh Trọng sẽ tự đi xe gắn máy để chợ số cam đã mua, mỗi chuyến sẽ chở được khoảng 150kg. Trường hợp vườn nhà nào có tầm 2 – 3 tấn cam thì vợ chồng anh sẽ thuê xe ba gác chở.
Anh Trọng cho biết thêm, để được 1kg cam đã khô thì cần 4kg cam tươi (loại đã xắt lát), hoặc là 3,5kg cam xanh, cam vàng cũng được (loại nguyên hoặc nửa trái).
Người ta thường mua cam khô về ép lấy tinh dầu, còn bột cam có thể dùng bào chế dược liệu, hoặc sử dụng trong thẩm mỹ.
Với cách làm này vừa giúp mang lại thu nhập cho người dân, vừa góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường khi trái cam bị phân huỷ.
Cụ thể mời quý độc giả tham khảo bài viết gốc qua Báo Vĩnh Long.