Mùa đông lạnh giá ập đến cùng với chiến dịch tấn công mạng lưới điện của Nga, có khả năng sẽ gây ra một làn sóng di dân ồ ạt vào Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Áo và Hungary. Đây chính là thời điểm mà các chính phủ đồng minh của Ukraine sợ hãi nhất.
Nga đang chờ thời cơ chín muồi
Người Nga biết rằng Mỹ-NATO bắt đầu trang bị vũ khí phòng không tân tiến cho Ukraine. Họ cũng biết rằng các kho dự trữ vũ khí đang dần cạn kiệt là đề tài đang được bàn tán khắp phương Tây. Ngay cả ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cũng đang phải chạy đua với tốc độ, bởi Kho dự trữ vũ khí Mỹ cũng đang cạn kiệt, và việc giao hàng đúng lúc đã trở nên quá muộn cho chính quyền Kyiv.
Người Nga đang sử dụng những chiếc UAV giá rẻ tấn công vào các mục tiêu cơ sở năng lượng của Ukraine, mà nhiều trong số đó đã bị bắn hạ, trong khi cũng có một số lượng kha khá đủ để tàn phá các mục tiêu.
Mục đích cũng chính là làm cạn kiệt nguồn dự trữ hạn chế tên lửa phòng không của Mỹ-NATO. Sau vài ngày sử dụng UAV, Nga lại chuyển sang sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đắt tiền và chính xác hơn nhằm vào các mục tiêu năng lượng của Ukraine như trong vụ tấn công ngày hôm qua 31/10.
Để chống lại các vụ tấn công này của Nga, Lầu Năm Góc đã đi tới quyết định mạo hiểm là chấp thuận gửi cho Ukraine 8 Hệ thống Tên lửa Đất đối Không Tiên tiến (NASAMS), với 2 khẩu đội sẽ được chuyển giao sớm và 6 chiếc nữa sẽ được gửi trong một khung thời gian dài hơn, theo Reuters.
Liệu NASAMS sẽ hoạt động thế nào trong môi trường thiếu điện, thiếu thông tin liên lạc và làm thế nào để giải thích 1 chiếc UAV giá rẻ 20.000 đô la cũng có thể đánh bại các hệ thống nhiều tỷ đô la?
Thêm nữa nếu dòng người tị nạn Ukraine ồ ạt tháo chạy khỏi đất nước khi mùa đông đến, thì các lựa chọn chính trị của các chính phủ thành viên NATO trong việc tiếp tục leo thang Chiến tranh hay mưu cầu Hòa bình sẽ trở nên sắc nét hơn.
Cuộc thăm dò của Tổ chức Gallup (Mỹ) cho biết, 70% người Ukraine được phỏng vấn vào đầu tháng 9 nói rằng đất nước của họ nên tiếp tục chiến đấu cho đến khi chiến thắng trong cuộc chiến với Nga. Nhưng giữa việc nói và làm là 2 chuyện khác nhau.
Các số liệu của Lực lượng Biên phòng Ba Lan công bố mỗi ngày cho thấy, trước ngày 10/10, là thời điểm Nga mở cuộc tấn công đầu tiên vào hạ tầng cơ sở năng lượng Ukraine, số người Ukraine đã rời Ba Lan để trở về quê hương qua biên giới nhiều hơn số người từ Ukraine vào Ba Lan.
Tuy nhiên, sau ngày 10/10, dòng chảy qua biên giới đã thay đổi và hiện có nhiều người Ukraine hơn di chuyển qua biên giới vào Ba Lan.
Tính từ ngày 1 đến ngày 29/10, tổng cộng đã có 695.700 người Ukraine đã vượt biên sang Ba Lan, tức là trung bình có 23,990 người mỗi ngày. Tuy nhiên, vào các ngày từ 11 đến 16 tháng 10, tỷ lệ đã tăng lên từ 25.000 đến 26.000 người, tăng 5,5% và đây là mức tăng khá cao.
Mùa đông lạnh giá ập đến cùng với chiến dịch tấn công mạng lưới điện của Nga, có khả năng sẽ gây ra một làn sóng di dân ồ ạt vào Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc, Áo và Hungary. Đây chính là thời điểm mà các chính phủ đồng minh của Ukraine sợ hãi nhất.
“Hãy thoát khỏi NATO”: Bất bình bùng nổ dữ dội khắp châu Âu
Rõ ràng Nga đang đi một nước cờ khá hiểm hóc. Đó là không phải nhằm vào tinh thần của người Ukraine, mà là nhằm vào các chính phủ yếu kém ở châu Âu, đặc biệt là các chính phủ Ba Lan, Séc, Đức, Pháp, Anh, và Ý… Các chính phủ này đang phải đối mặt với các cuộc phản đối gia tăng trong nước về việc chi tiêu ngày càng nhiều tiền hơn cho người Ukraine, trong khi lại cắt giảm ngân sách đối với phúc lợi và tiêu dùng trong nước.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga được Mỹ và EU coi là một công cụ chính sách đối ngoại mạnh mẽ để khiến Moscow trở lại ‘thời kỳ đồ đá’. Nhưng nó đã hoàn toàn phản tác dụng, và đang gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tồi tệ nhất đối với người châu Âu.
Từ đầu tháng 9, một làn sóng bất bình đang lan rộng khắp châu Âu khi hàng chục nghìn người xuống đường để phản đối hóa đơn tiền điện tăng vọt và tình trạng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Một số quốc gia chuyển các gói cứu trợ cho người dân để xoa dịu cơn giận dữ, trong khi các quốc gia khác không có đủ khả năng tài chính để phát các tấm séc cho dân.
Hàng chục nghìn người đã tuần hành qua các khu vực tàu điện ngầm ở Pháp, Bỉ, Cộng hòa Séc, Hungary và Đức – nhiều người trong số họ đã mệt mỏi với các lệnh trừng phạt Nga đã gây ra những tàn phá kinh tế cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp. Đáng ngạc nhiên là sự ủng hộ đối với sự can dự của NATO vào Ukraine đang giảm dần trong dân chúng châu Âu.
Ngày càng có nhiều ý kiến và bất đồng trong người dân châu Âu về việc các nhà lãnh đạo nước họ ưu tiên tham vọng của NATO ở Ukraine hơn công dân của họ.
Sự ưu tiên này là dưới hình thức các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow, gây ra siêu lạm phát năng lượng và cung cấp vũ khí cho Ukraine, và chọc giận nước Nga.
Tệ hơn nữa, các lệnh trừng phạt đã khiến nền kinh tế suy yếu hơn nữa, nơi có thể không tránh khỏi suy thoái trong mùa đông này. Những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhằm nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất để dập tắt lạm phát cũng đem lại những rủi ro.
Các cuộc biểu tình tại một số quốc gia châu Âu hiện đang yêu cầu NATO đàm phán với Moscow để chấm dứt chiến tranh nhằm giúp tình trạng hỗn loạn kinh tế giảm bớt.
Có thể bạn quan tâm: