Hiện nay, con người thường đi du lịch để thư giãn và mở mang đầu óc, có người thích đến những khu vui chơi sầm uất, có người lại thích đến những nơi yên tĩnh, thanh tịnh. Nói đến thanh tịnh thì đền chùa có lẽ là nơi đáng để đến nhất.
Trung Quốc là quốc gia có rất nhiều đền chùa, hầu hết những ngôi đền ở đây đều được phát triển thành danh lam thắng cảnh. Ban đầu, các ngôi đền được xây dựng cho những tín đồ Phật pháp đến phúng viếng, nhưng sau này, đền chùa được làm một cách thương mại hóa để nhiều người có thể đến đây du lịch. Tuy nhiên, ở Cửu Giang, Giang Tây Trung Quốc có một ngôi đền mà sau khi đã được xây dựng, hương khói ở đây càng thịnh vượng hơn trước.
Nơi đây được mệnh danh là ngôi đền có hương khói thịnh vượng nhất Trung Quốc
Ngôi đền này gọi là Đông Lâm Tự có một lịch sử rất lâu dài, được xây dựng trong 1600 năm. Có thể nói đây là một trong những nơi sinh của Phật giáo ở Trung Quốc. Rất nhiều tín đồ Phật giáo Trung Quốc đến hàng năm và đó cũng là lý do tại sao nơi đây được gọi là một trong những nguồn gốc của Phật giáo Trung Quốc.
Không những thế, đền Đông Lâm Tự rất nổi tiếng trên thế giới, là ngôi đền nhiều năm tuổi đức cao vọng trọng trong giới Phật giáo. Một số nhà sư Nhật Bản sau khi nghe về danh tiếng của đền Đông Lâm Tự cũng đã tìm đến giao lưu và học hỏi.
Người dân xung quanh vào những ngày cuối tuần hoặc khi rảnh rỗi đều ghé đền thắp hương bái Phật. Ngoài ra cũng có rất nhiều khách du lịch vì ngưỡng mộ danh tiếng của ngôi đền mà từ ngàn dặm phương xa đến để thắp hương, vì thế nơi đây được gọi là ngôi đền có hương khói thịnh vượng nhất Trung Quốc.
Đền Đông Lâm Tự thuần khiết, thanh tịnh
Nhiều người đều cảm thấy nghi hoặc vì những ngôi đền được mở rộng thành địa điểm du lịch thường không có hương khói thịnh vượng, nhưng đền Đông Lâm Tự lại là ngôi đền có hương khói thịnh nhất Trung Quốc, điều này không phải quá mâu thuẫn sao? Trên thực tế, đền Đông Lâm Tự chỉ được coi là bán thương mại hoá. Những ngôi đền được thương mại hóa đều bán vé vào cửa, nhưng Đền Đông Lâm Tự thì không có vé vào cửa.
Khi vào tham quan Đền Đông Lâm Tự không cần vé vào cổng, bạn muốn vào thì cứ vào. Đến trưa, Đền còn cung cấp cơm chay miễm phí đầy đủ. Những người tu hành ở Đền Đông Lâm Tự đều đã nhìn thấu hồng trần, coi tiền bạc như vật ngoài thân. Do đó, mặc dù Đền Đông Lâm Tự được mở rộng thành địa điểm du lịch nhưng vẫn là một nơi tu hành thuần khiết và thanh tịnh.
Có thể nói rằng, ngôi đền đã bị lôi kéo và thương mại hóa nhưng những người sống bên trong vẫn không nhiễm hồng trần, lưu giữ được tấm lòng thanh tịnh ban đầu.
Quy tắc đặc biệt của Đền Đông Lâm Tự
Xét cho cùng Đền Đông Lâm Tự cũng không phải là ngôi đền nhỏ, vẫn có những quy tắc riêng. Mặc dù, ngôi đền không thu vé vào cửa, bạn có thể đến bất cứ lúc nào nhưng trước khi vào phải chỉnh đốn lại trang phục của mình, quần áo trang trọng, dài tay. Đặc biệt nếu ai mặc váy ngắn bước vào sẽ bị mời ra ngoài. Đền Đông Lâm Tự rất coi trong quy tắc này, thậm chí khuỷ tay cũng không thể lộ ra.
Nhiều người cho rằng quy tắc này của ngôi đền quá nghiêm ngặt, giống như mùa hè nóng hơn 30 độ thì làm sao mặc quần áo dài tay? Trên thực tế những quy tắc này được đề ra hoàn toàn là dựa theo tấm lòng thành kính Đức Phật vì thế không thể ăn mặc quá tùy tiện. Rất nhiều khách du lịch ban đầu không thể tiếp nhận quy tắc này, nhưng sau khi nghe người của đền giải thích họ đều làm theo.
Nguồn: sohu