Site icon Tin360

Người Hy Lạp kêu than: ‘Họ đã bán nơi này cho Trung Quốc’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Athens, Hy Lạp ngày 10/11/2019 (ảnh: Flickr).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Athens, Hy Lạp ngày 10/11/2019 (ảnh: Flickr).

Tại Cảng biển Piraeus của Hy Lạp, có dòng chữ vẽ nổi bật trên tường: “Họ đã bán nơi này cho Trung Quốc và Nga”.

Điều đó dường như phản ánh sự phận nộ của người dân địa phương đối với việc Trung Quốc tiếp quản cảng biển có niên đại 2.500 năm này, theo Nikkei Asia ngày 10/12/2021.

Cảng Piraeus là một khu phức hợp rộng 40 km vuông, gồm các bến container, bến tàu sửa chữa và các cơ sở khác. Hiện cảng biển này do một công ty nhà nước Trung Quốc quản lý. Đây trở thành cửa ngõ cho Trung Quốc tiến vào châu Âu và Trung Đông.

Hy Lạp đã tham gia dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc cách đây 10 năm. Nhưng các dự án của Trung Quốc tại Hy Lạp có điều kiện làm việc tồi tệ, các khoản đầu tư bị trì hoãn. Điều đó đã làm gia tăng thái độ bất bình của công chúng đối với sự hiện diện của Trung Quốc.

“Công chúng cũng trở nên cảnh giác với ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc, trong khi toàn bộ châu Âu bắt đầu xa rời Bắc Kinh. Quan hệ song phương giữa Athens và Bắc Kinh có dấu hiệu rạn nứt”, Nikkei bình luận.

Theo Nikkei, Trung Quốc đang cố gắng níu kéo mối quan hệ với các nước châu Âu. Sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Joseph Wu, thăm châu Âu, Bắc Kinh đã cử Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đến 4 nước châu Âu bao gồm cả Hy Lạp.

Nhưng nỗ lực của Trung Quốc khó có thể lấy lại hình ảnh đã mất.

Các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến Liên minh châu Âu xích lại gần Đài Loan hơn. Hy Lạp, với tư cách là một thành viên của EU, cũng sẽ phải phù hợp với xu hướng đó.

Vào tháng Giêng, Hy Lạp đã ngăn chặn các công ty nhà nước Trung Quốc đấu thầu dự án phân phối điện, với lý do họ là công ty nước ngoài.