Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 4/11 tại Bắc Kinh, nơi nhà lãnh đạo Đức chỉ dành 11 tiếng lưu trú tại đây, và dành nhiều thời gian tập trung bàn luận về cuộc xung đột tại Ukraine.
Đồng hành cùng Thủ tướng Scholz trong chuyến thăm lốc xoáy này là “một phái đoàn gồm 12 ông lớn trong ngành công nghiệp Đức, bao gồm các CEO của Volkswagen, Deutsche Bank, Siemens và tập đoàn hóa chất khổng lồ BASF (CNN).
Chuyến đi của ông Scholz mặc dù kéo dài chưa đến một ngày, nhưng đánh dấu lần đầu tiên một nguyên thủ châu Âu đến thăm Trung Quốc kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch Quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đây cũng là chuyến công du nước ngoài lớn đầu tiên của ông Scholz với tư cách là thủ tướng Đức, và diễn ra ngay sau khi ông Tập Cận Bình đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là Bí thư Đảng Cộng sản và chủ tịch Trung Quốc.
Chuyến đi của Thủ tướng Scholz cũng đã gây tranh cãi tại chính quê nhà và gây phản ứng dữ dội tại châu Âu. Tờ Politico đã viết như sau: “Đối với những người chỉ trích ông ấy, ông ấy đang mắc phải những sai lầm chính xác về việc quá tin tưởng vào Trung Quốc như cách Berlin đã từng vướng phải trước đây với Nga.”
Điều đáng nói là, chính trong nội các của Thủ tướng Scholz cũng cho thấy sự mâu thuẫn rạn nứt công khai. Đứng đầu trong số đó là Ngoại trưởng Đức và là thành viên đảng Xanh Annalena Baerbock. Bà Baerbock đã không buồn che giấu sự bất bình và khó chịu với Thủ tướng Scholz khi tuyên bố ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của nguyên thủ Đức như sau: “Thủ tướng liên bang đã quyết định thời gian cho chuyến đi của mình. Bây giờ điều đó là rất quan trọng để làm rõ ở Trung Quốc những thông điệp mà chúng tôi đã cùng nhau đưa ra trong thỏa thuận liên minh”, theo Der Spiegel.
Không chỉ thế, Ngoại trưởng Annalena Baerbock còn thể hiện một tầm nhìn “đối trọng” với Thủ tướng Scholz, khi bà tiếp đón các đồng cấp G7 ở Münster vào ngày 3-4/11, trùng thời điểm Thủ tướng Sholz trên đường bay từ Berlin tới Bắc Kinh.
Bức ảnh không thể nổi bật hơn cho thấy ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đang ngồi bên cạnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, như ngầm gửi đi một thông điệp cho công chúng thế giới thấy rõ sự chia rẽ trong chính sách ngoại giao của Đức, khi chính phủ liên minh của Thủ tướng Scholz hiện tại có vẻ như đang nhìn theo hai hướng đối nghịch nhau.
Tương tự, các đối tác G7 của ngoại trưởng Đức Baerbock cũng không chờ đợi Thủ tướng Scholz trở về Đức. Rõ ràng điều này cho thấy, họ cũng không cần chờ đợi thông tin hay kết quả từ các cuộc thảo luận của Thủ tướng Scholz ở Bắc Kinh. Đây dường như cho thấy G7, hay chính xác hơn là Mỹ đã coi nhẹ nguyên thủ Đức.
Thực tế, ngoại trưởng Đức Baerbock đã không che giấu sự bất mãn của bà đối với chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Scholz, bằng cách tập hợp xung quanh mình những người đồng cấp G7 cùng chí hướng theo Mỹ. Có điều là, ngay cả theo các tiêu chuẩn thông thường của liên minh chính trị, thì hành vi của bà Baerbock được cho thách thức khá trắng trợn đối với ông Scholz.
Lưu ý là, khi nguyên thủ của một quốc gia đang có chuyến thăm nước ngoài, việc cố tình bộc lộ sự bất hòa là yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách ngoại giao của nước đó.
Cũng cần nói thêm là, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức vốn là một tổ chức tân tự do của NATO theo chủ nghĩa toàn cầu, đã ủng hộ một nước Đức phi công nghiệp hóa và phụ thuộc vào Mỹ về thương mại. Chính điều này đã gây chia rẽ trong nội bộ giới tinh hoa chính trị Đức và đây hứa hẹn sẽ là chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài kinh tế của nước Đức.
Liệu Thủ tướng Olaf Scholz có bản lĩnh và quyết đoán như Thủ tướng Gerhard Schroeder (nhiệm kỳ 1998-2005) hay Thủ tướng Angela Merkel (nhiệm kỳ 2005-2021), khi cả hai bất chấp sự phản đối của Mỹ đã mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế với Nga, đạt được mối quan hệ đối tác thân hữu chưa từng có với Tổng thống Putin và đưa nền kinh tế Đức trở nên hùng mạnh nhất châu Âu.
Có thể bạn quan tâm: