Site icon Tin360

Nước Mỹ sắp nội chiến?

Dưới thời chính quyền Joe Biden, nước Mỹ đang rơi vào tình trạng đảo điên chưa từng có, báo hiệu một cuộc nội chiến lấp ló ở chân trời.

6 tuần trước cuộc bầu cử giữa kỳ, chính quyền Biden đang tăng tốc triệt hạ đối thủ trong nước, tăng cường viện trợ vũ khí cho nước ngoài, và đẩy nước Mỹ ngày càng lao xuống vực thẳm. Nước Mỹ đang rơi vào tình trạng đảo điên chưa từng có, báo hiệu một cuộc nội chiến lấp ló ở chân trời.

3 ngày sau cuộc phản công ‘thành công’ chớp nhoáng của Ukraine và đòn tấn công trả đũa ngay sau đó của Nga, báo hiệu cuộc chiến có thể chuyển sang giai đoạn khốc liệt, ở bên kia bán cầu, thị trường Mỹ bắt đầu run rẩy.

Phố Wall sụp đổ, Bitcoin lao dốc, Vàng tụt thẳng đứng sau dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố, kéo theo chứng khoán thế giới đồng loạt lao dốc.

Tất cả là do lỗi của Putin hay Biden?

Phố Wall sốc nặng

‘Chiến thắng’ đáng kinh ngạc của Ukraine tại một số khu vực ở miền đông Ukraine không những không mang lại tín hiệu hy vọng lạc quan, mà còn gây ra hiệu ứng hoảng loạn đối với niềm tin của các nhà đầu tư Mỹ. 

Điều đó nói lên rằng, thành công tạm thời đó chỉ mang tính chất PR cho cả Kyiv lẫn Washington, trong bối cảnh châu Âu đang tê liệt và chiến trường Ukraine ngày càng bế tắc. 

Vào ngày 13/9, khi Tổng thống Joe Biden khoe khoang thành tích của chính quyền, thì một sự kiện chấn động đã diễn ra trước đó vài giờ.

Phố Wall vừa trải qua một ngày kinh hoàng khi số liệu báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 cho thấy lạm phát Mỹ tăng 8,3%.

Đây là ngày tồi tệ nhất đối với Phố Wall kể từ tháng 6 năm 2020.

Chỉ số Dow John giảm  3,94%, xuống 1.276,37 điểm, trong khi S&P 500 giảm 4,32% xuống còn 3.932,69 điểm. Nasdaq giảm 5,16% xuống còn 11.633,57 điểm. (Theo CNBC)

Tất cả 30 cổ phiếu Dow John và S&P 500 đều kết thúc phiên giảm điểm, kéo theo sự giảm điểm của các dịch vụ truyền thông. Cổ phiếu của các ông lớn như Netflix và Meta Platforms giảm lần lượt khoảng 7,8% và 9,4%.

Cơn chấn động tại Mỹ đã làm rung chuyển thị trường Châu Á-Thái Bình Dương. 

Cổ phiếu ở khu vực năng động nhất thế giới này đã giảm mạnh vào lúc mở cửa hôm 14/9,  sau khi các chỉ số tại Phố Wall giảm mạnh. 

Theo AP, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,8%, chỉ số Topix giảm 2,19%. Kospi ở Hàn Quốc mất 2,58% và Kosdaq giảm 2,66%. Tại Úc, S&P/ASX 200 giảm 2,47%.  Theo

Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ đang giảm mạnh tới hơn 1.250 điểm, thì Tổng thống Biden lại tổ chức lễ kỷ niệm về Đạo luật giảm lạm phát. 

Mỉa mai thay Fox Business cho biết: “Chỉ số lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến ​​trong tháng 8, giữ mức cao ngất ngưởng” – chỉ vài giờ trước khi Biden ca ngợi phản ứng của chính quyền ông đối với lạm phát.  

Chỉ số Dow John vẫn tiếp tục lao dốc trong suốt cả ngày 13/9, ngay cả khi các nghị sĩ Đảng Dân chủ đang ca ngợi phẩm chất của vị Tổng thống 79 tuổi lẫn “Đạo luật Giảm lạm phát” của họ.  

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phát biểu như sau: 

“Ngài Tổng thống, cảm ơn ngài đã tập hợp và truyền cảm hứng cho tầm nhìn về một tương lai mạnh mẽ hơn, công bằng hơn, an toàn hơn cho tất cả mọi người, cho con em chúng ta. Khả năng lãnh đạo phi thường của ngài đã khiến ngày vinh quang này trở nên khả thi”. 

Tuy nhiên khán giả bên dưới không ai tán thưởng, cho tới khi bà Pelosi xin một tràng pháo tay. 

Vì sao ngay cả những vị khách mời của Đảng Dân chủ cũng không hoan nghênh Đạo luật Giảm lạm phát? Vì tính đến thời điểm này, lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao và các  chuyên gia cảnh báo, một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng đang chờ chực ở phía trước.

Giữa lúc bà Pelosi ca ngợi ông Biden là người “tập hợp và truyền cảm hứng” cho người dân Mỹ, thì số liệu thăm dò cho thấy, hầu hết cử tri Mỹ tin rằng Tổng thống Joe Biden đang chia rẽ đất nước.

58,7% cử tri bày tỏ niềm tin rằng Tổng thống Biden thực sự đã chia rẽ đất nước trong thời gian cầm quyền, con số này chiếm tới 92,8% ở cử tri Cộng hòa, và 64,1% ở  nhóm cử tri độc lập.

Nền kinh tế lao dốc kinh hoàng: Hàng triệu người sắp mất việc

Khi Phố Wall vẫn còn chưa hết choáng váng, thì nền kinh tế siêu lạm phát của Tổng thống Biden có khả năng tiếp tục hứng chịu một đòn chí mạng khác, khi các công ty đường sắt đang chuẩn bị “kế hoạch dự phòng” cho một cuộc đình công quy mô lớn, với khoảng 90.000 công nhân có thể xuống đường vào cuối tháng này. 

Chuỗi cung ứng của Mỹ có khả năng bị tê liệt trong những ngày sắp tới, bởi Hiệp hội Đường sắt Hoa Kỳ (AAR) đã không đạt được thỏa thuận với hai trong số các nghiệp đoàn lao động lớn nhất trong ngành đường sắt. 

Tờ Bloomberg cho biết, hai nghiệp đoàn này là Hiệp hội huynh đệ Công nhân Đầu máy xe lửa, đường sắt và Hiệp hội Quốc tế của Công nhân ngành Hàng không, Đường sắt, sản xuất Thép đã chiếm tới gần 100.00 người. 

Tập đoàn Norfolk Southern Railway – hãng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt lớn nhất nhì nước Mỹ đã tuyên bố rằng, họ “bắt đầu ban hành các kế hoạch dự phòng cho việc “ngừng hoạt động có kiểm soát” vào lúc 00:01 phút thứ 6, ngày 16 tháng 9”. 

Hiệp hội Đường sắt Hoa Kỳ cảnh báo, rằng một cuộc đình công như vậy có thể khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại tới 2 tỷ USD mỗi ngày.

Hiệp hội Baker Hoa Kỳ, đại diện cho hơn 300 công ty thì cảnh báo:  “Ngay cả một sự gián đoạn tạm thời cũng sẽ tạo ra hiệu ứng tàn khốc” trên khắp các chuỗi cung ứng của  nước Mỹ. 

Lưu ý là, mạng lưới vận tải đường sắt là huyết mạch của nền kinh tế Mỹ. Khoảng 29% tổng số hàng hóa của nước này được vận chuyển bằng đường sắt. Việc các lô hàng này sẽ bị tồn đọng trong kho do công nhân đường sắt đình công, chắc chắn sẽ góp phần làm tăng chi phí, giá cả thực phẩm và năng lượng.

Khi mọi hàng hóa trở nên đắt đỏ và khan hiếm, người lao động Mỹ sẽ ngày càng đòi hỏi mức lương cao hơn. Hệ quả tất yếu là các cuộc đình công sẽ nổ ra nhiều hơn trên khắp nước Mỹ. Đó là viễn cảnh đáng sợ đối với chính quyền Biden giống như các quốc gia đồng minh châu Âu của Mỹ vừa trải qua. 

Hơn một năm trước, những người được gọi là các chuyên gia kinh tế, các tài phiệt ngân hàng và các nhà tài trợ vĩ mô vẫn cố lạc quan rằng, nước Mỹ chỉ đang  “lạm phát nhất thời”. 

Giờ đây họ đã sai và ngay cả Cục Dự trữ liên bang Mỹ cũng nhận ra rằng, không thể kiềm chế lạm phát thông qua các đợt tăng lãi suất. Bởi điều này sẽ dẫn đến một giải pháp thay thế còn thảm khốc hơn: Đó là hàng triệu người Mỹ sẽ bị sa thải.

CNN hôm 25/8 cho biết, chỉ riêng hệ luỵ từ đại dịch Covid, đã có khoảng 4 triệu người Mỹ mất việc làm.

Chỉ với một chữ ký, Tổng thống Biden đã xoá bay 300  tỷ đô la các khoản vay  cho sinh viên, chỉ  9 tuần trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Phải chăng chính quyền Biden đang muốn thu hút số phiếu của những sinh viên được xoá nợ này?

Tuy nhiên,  giảm nợ cho nhóm người này cũng đồng nghĩa sẽ bắt nhóm người khác phải gánh thêm một lần nợ chồng chất nữa. 

Ngay cả Jason Furman – từng là cố vấn kinh tế trưởng dưới thời chính quyền Barack Obama cũng phải thốt lên rằng: “Đổ khoảng nửa nghìn tỷ đô la xăng vào ngọn lửa lạm phát đang bùng cháy là một việc làm liều lĩnh.” 

Chính quyền Biden lấy tiền đâu để bù vào khoản xoá nợ 300 tỷ đô la này? Đơn giản là Nhà Trắng sẽ lấy chỗ này vá vào chỗ kia, bằng hình thức tăng thuế để bù đắp cho khoản thâm hụt đó.

Với chính sách luẩn quẩn đó, chính quyền Biden càng thổi bùng ngọn lửa bất công trong xã hội, đặc biệt với nhóm người Mỹ không phải là sinh viên vay nợ để đi học, nhưng lại có các khoản vay khác như mua xe, mua nhà, hay vay qua thẻ tín dụng như đa số người Mỹ vẫn làm. 

Họ cũng muốn được giảm hoặc xoá nợ như chính quyền Biden đã xoá nợ cho sinh viên. Lúc này chính quyền Biden sẽ đối phó với tình huống này như thế nào?  Đương nhiên, Tổng thống Biden không có biện pháp nào khác ngoài việc ra lệnh in thêm tiền. 

Đó là lý do tại sao cố vấn kinh tế Jason Furman nói, các khoản nợ sắp tới sẽ càng đổ thêm “xăng vào ngọn lửa lạm phát vốn đang bùng cháy”.

Trong bối cảnh giá cả tăng cao và nợ tiêu dùng ở mức cao nhất mọi thời đại là hơn 16 nghìn tỷ đô la, việc trả các khoản nợ này đang trở nên quá sức chịu đựng của dân chúng Mỹ. 

Kết quả là, nhiều người Mỹ đã chạm ngưỡng phá sản. Không chỉ nợ của người tiêu dùng đã trở nên vượt ngưỡng không thể chịu nổi, mà các khoản nợ liên bang của chính phủ Mỹ đã vượt quá quy mô của nền kinh tế nước này. 

Tính đến tháng 7 năm 2022, nợ công của Mỹ là khoảng 30,6 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng khoảng 2,17 nghìn tỷ đô la so với một năm trước. Đây là khoản nợ chính phủ được cho là lớn nhất trong lịch sử thế giới. Bất chấp điều đó, Mỹ vẫn sẵn sàng đổ cả trăm tỷ  đô la cho cuộc chiến tại Ukraine.

Lúc này, nền kinh tế Mỹ không khác gì quả bom hẹn giờ, và chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng khiến nước Mỹ vĩ đại dưới thời chính quyền Trump sụp đổ hoàn toàn. 

Và để phá bỏ hoàn toàn di sản của Donald Trump, chính quyền Joe Biden đã áp dụng nhiều biện pháp giống hệt các chính phủ độc tài. Đó là lúc cuộc Thanh trừng chính trị toàn diện bắt đầu.

Nước Mỹ sẽ xảy ra nội chiến?

Tucker Carlson, một trong những người dẫn chương trình nổi tiếng nhất của kênh Fox News trong cuộc trò chuyện vào hôm 11/9 đã có những tuyên bố nảy lửa, khi ông tuyên bố rằng, chính quyền Joe Biden đang khởi xướng một cuộc thanh trừng chính trị toàn diện nhằm vào những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump. 

Cuộc khảo sát của Tổ chức thăm dò Rasmussen Reports cho biết, 53% cử tri Mỹ đồng ý với tuyên bố rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) là một tổ chức “Gestapo của Joe Biden”

Kể từ thời điểm Tổng thống Joe Biden tuyên thệ “giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ” khi lên nắm quyền, chính quyền của ông đang thực thi hệt như các chế độ độc tài hay áp dụng. Đó là sử dụng quyền lực công để khủng bố các đối thủ chính trị của mình.

Chính quyền Biden đã mô tả cuộc biểu tình lớn tại Đồi Capitol vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 là một “cuộc nổi dậy”, và tiến hành giam giữ, bỏ tù những công dân Mỹ mà không cần bảo lãnh, buộc tội hay xét xử. 

Tuy vậy, chính quyền của ông lại hoàn toàn phớt lờ các cuộc nổi loạn của các đảng viên Dân chủ cánh tả và các nhóm khủng bố như Antifa, Black Lives Matter, đồng thời gọi những cuộc bạo loạn đó “chủ yếu là vì hòa bình”. 

Chính quyền Joe Biden từng được thừa hưởng một biên giới tương đối an toàn dưới thời Donald Trump, nhưng đã quyết định hủy bỏ và tạo ra một thảm họa khó vãn hồi cho nước Mỹ.  

Kết quả là 5 triệu người bất hợp pháp xâm nhập vào Mỹ mang theo bệnh tật và tội ác. Không có ngày nào trôi qua mà truyền thông không đưa tin những vụ việc kinh hãi về người di cư bất hợp pháp, về băng đảng ma túy, những phần tử khủng bố xâm nhập biên giới Mỹ – Mexico. 

Đảng Dân chủ tán dương chính sách “biên giới mở”, cho phép bất kỳ ai vào Mỹ cũng được hưởng những quyền lợi như công dân Hoa Kỳ. Điều này đã đẩy tỷ lệ tội phạm gia tăng ở các thành phố lớn do Đảng Dân chủ điều hành. 

Nhiều công dân Mỹ đã trở thành nạn nhân vô tội trong các vụ bắn giết bừa bãi của các băng nhóm tội phạm. Tuy nhiên, chính quyền Joe Biden lại luôn muốn kiểm soát súng nhiều hơn là kiểm soát tội phạm. Người dân không còn an toàn đi lại trên đường phố, và trẻ em cũng gặp nguy hiểm khi các vụ xả súng tại trường học ngày càng gia tăng. 

Trong khi ấy, các gia đình đang phải đối mặt với môi trường thù địch trong trường học, khi nhiều giáo viên đã sử dụng Thuyết Chủng tộc Quan trọng để giáo dục lệch lạc cho học sinh về lịch sử nước Mỹ. 

Thay vì tôn vinh sự vĩ đại của Hiến Pháp và Tuyên ngôn Độc lập, các giáo viên theo khuynh hướng thiên tả lại đang cố tình hạ bệ những Người Cha Lập quốc, và đổ lỗi cho người Mỹ da trắng về sự phân biệt chủng tộc. Họ đã cố tình lãng quên một nước Mỹ hùng mạnh được gây dựng trên cơ sở của Đức tin và Đạo đức. 

Ngay từ ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Biden đã khai tử đường ống dẫn dầu Keystone XL, đẩy hàng nghìn công dân Mỹ thất nghiệp sau sự đổ bể của dự án này. 

Không chỉ vậy, chính quyền Joe Biden còn ban hành lệnh cấm khoan dầu khí trên lãnh thổ Mỹ ở cả trên đất liền và ngoài khơi; khiến giá khí đốt của Mỹ tăng 42%, chi phí năng lượng tăng 24%, và đẩy mọi thứ tại Mỹ tăng phi mã, bao gồm chi phí hậu cần, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác. Tất cả đều được đổ lỗi do Putin.

Kết quả là, từ vị thế độc lập về năng lượng dưới thời chính quyền Donald Trump, Hoa Kỳ đã trở lại vạch đích của một siêu cường phải phụ thuộc năng lượng vào nước khác. 

Joe Biden giờ đây lại phải cầu cạnh OPEC để cứu nguy cho đồng minh châu Âu và cho chính mình. Các chuyên gia cho biết, những sắc lệnh khai tử ngành năng lượng của Tổng thống Biden, đã gây tổn hại nặng nề cho nước Mỹ và mang lại lợi ích lớn cho các đối thủ, trong đó có nước Nga. 

Có thể nói nước Mỹ đang bước vào một thời điểm điên đảo nhất khi,

Đảng Dân chủ phớt lờ lễ kỷ niệm 21 năm ngày 11 tháng 9, một thảm hoạ kinh hoàng khiến 2.977 người thiệt mạng. Thay vào đó chính quyền Biden lại so sánh cuộc biểu tình ngày 6 tháng 1 với sự kiện thảm khốc này.

Giờ đây, Bộ Tư pháp và FBI dưới thời Biden sẵn sàng bắt giữ các chính trị gia hoặc bất cứ công dân Mỹ nào dám đặt câu hỏi về sự liêm chính của cuộc bầu cử năm 2020. 

Chính quyền Biden cũng thực thi các biện pháp chưa từng có trong lịch sử,  đó là đột kích vào nhà riêng của một cựu Tổng thống và là ứng viên tranh cử đầy tiềm năng với ông ta vào năm 2024. 

Điều đó có nghĩa là chính quyền Biden đang sử dụng một cách vi hiến và bất hợp pháp quyền lực công, để bịt miệng và đe dọa phe đối lập chính trị của mình. 

Các chuyên gia cảnh báo, Hoa Kỳ có nguy cơ rơi vào tình trạng ‘vô chính phủ’ giữa lúc sự mất lòng tin ngày càng cao đối với Bộ Tư pháp Mỹ. 

Ngày 28/8, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham cho biết, “bạo loạn sẽ nổ ra trên đường phố Mỹ” nếu Bộ Tư pháp của Biden tìm cách truy tố cựu tổng thống Trump.

Có thể nói, bầu không khí chính trị tại Mỹ trong những ngày qua đang cực kỳ sôi sục.  

Liệu những bất đồng chính trị có khởi phát thành một cuộc xung đột mở, hay nói cách khác, là một cuộc nội chiến sẽ nổ ra, khi Tổng thống Biden hùng hồn tuyên bố rằng, một nửa số cử tri Mỹ là “bán phát xít, và là mối đe dọa nguy hiểm đối với sự tồn tại của nước Mỹ”.

Đáng lưu ý là, một số nhà quan sát cho rằng, nước Mỹ hoàn toàn có thể xảy ra nội chiến, nếu chính quyền Biden tiếp tục gia tăng sự  chia rẽ chính trị và xã hội, kể từ khi đảng Dân chủ thành lập Uỷ ban điều tra Ngày 6 tháng Một tại đồi Capitol.

Cuộc thăm dò gần đây của YouGov cũng chỉ ra rằng: 43% người Mỹ cho biết họ nghĩ rằng một cuộc nội chiến ít nhất có thể xảy ra ở đất nước họ trong thập kỷ tới. 54% cho biết họ nghĩ rằng nội chiến sắp xảy ra.

Không chỉ làm nước Mỹ trở nên điên đảo, chính quyền Joe Biden còn đang làm thế giới trở nên hỗn loạn hơn.

MỸ SẼ LÀM THẾ GIỚI NỔ TUNG?

Tổng thống Zelensky không cần phải lo lắng. Mỹ đang dẫn dắt thế giới tiến sát tới miệng hố của chiến tranh hạt nhân. Về mặt lý thuyết, Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Nga, sử dụng người Ukraine làm công cụ, với mục tiêu kéo dài cuộc chiến và làm chảy máu Putin. 

Ngay cả tờ New York Times cũng thừa nhận, chính quyền Biden ‘tìm cách giúp Ukraine đẩy Nga vào vũng lầy chiến tranh”. 

Mỹ và NATO nhiều lần tuyên bố rằng, ‘bảo vệ nền dân chủ của Ukraine’ chưa bao giờ là đe dọa Nga. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho quân đội Ukraine đã khiến Mỹ trở thành “kẻ nổi loạn’ của thế giới. 

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, Mỹ đã chuyển 806.000 quả đạn pháo 155mm; 108.000 quả đạn pháo 105mm. Tức là gần 1 triệu quả đạn pháo trong vòng 6 tháng. Con số này không bao gồm bệ phóng tên lửa và các loại rocket dẫn đường chính xác khác.

Khi cuộc chiến kéo dài không có hồi kết, dòng viện trợ của Mỹ cho Ukraine cũng sẽ không có hồi kết. 

Những người ủng hộ Ukraine nói về việc họ đấu tranh bảo vệ Ukraine cũng chính là đấu tranh cho nền dân chủ. Và viện trợ vũ khí là lý do chính đáng để giúp một quốc gia yếu hơn đứng lên chống lại kẻ thù mạnh hơn mình. 

Nhưng Ukraine là một quốc gia tham nhũng và khác xa với một nền dân chủ kiểu mẫu, nơi Tổng thống Zelensky sẵn sàng ban hành lệnh cấm các hãng truyền thông độc lập gây bất lợi cho ông.  

Viện CATO cũng cho biết: “Ukraine từ lâu đã là một trong những quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới. Báo cáo thường niên của Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi tháng 1 năm 2022 đã xếp Ukraine đứng thứ 123 trong số 180 quốc gia, với số điểm 32 trên thang điểm 100”.

Có điều viện trợ của Mỹ cho Ukraine sẽ đi đâu về đâu, khi chính các quan chức Mỹ thừa nhận với CNN rằng, Ukraine là hố đen chiến tranh, nơi các lô vũ khí được chuyển đến quốc gia này đều bị mất dấu, và sau đó xuất hiện trên thị trường chợ đen. 

Kênh CBSnews cũng cho biết, chỉ có “30 đến 40% nguồn cung cấp vũ khí (phương Tây) qua biên giới là đến đích cuối cùng”. Điều đó có nghĩa là 60-70% vũ khí phương Tây gửi đến Ukraine không đến được tay quân đội của nước này.

Dù vậy, Mỹ vẫn tiếp tục đổ hàng tỷ đô la vào hố đen Ukraine, bất chấp nền kinh tế Mỹ đang trên đà sụp đổ. Rõ ràng chính quyền Biden không muốn Ukraine chiến thắng, và Mỹ cũng không có lợi ích quan trọng nào tại  Ukraine đáng để xảy ra chiến tranh. 

Mục đích thực sự của chính quyền Biden là làm suy yếu Nga thông qua một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine. Xung đột càng kéo dài thì càng có lợi cho cỗ máy chiến tranh tại Washington, bất kể bao nhiêu người Ukraine phải trả giá. 

Ngày 13/9, Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói rằng, những “kẻ chỉ có nửa trí khôn” ở phương Tây đang dẫn dắt đất nước của họ đi vào con đường vũ khí hạt nhân chống lại Moscow. 

Ông cho biết, việc Mỹ và NATO hỗ trợ vũ khí liên tục cho Ukraine, trong khi giả vờ không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột, sẽ không đem lại hiệu quả.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cảnh báo: “Nếu phương Tây tiếp tục “không kiềm chế được chế độ Kiev sử dụng những loại vũ khí nguy hiểm nhất”, thì chiến dịch quân sự của Nga sẽ chuyển sang cấp độ tiếp theo, nơi “ranh giới về hành động của các bên trong cuộc xung đột sẽ bị xóa bỏ”. 

Phải chăng Nga đang chuẩn bị chuyển đổi từ “Chiến dịch quân sự đặc biệt” sang một Cuộc chiến tranh tổng lực với Ukraine và NATO?

Nếu đúng vậy, thì chính quyền Biden đang làm chính xác điều mà cựu Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo không bao giờ nên làm: “Đó chính là mạo hiểm khơi mào chiến tranh giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới”.

Xem thêm: Chiến trường rung chuyển: Nga từ bỏ “Chiến dịch đặc biệt” để bắt đầu cuộc chiến ‘nghiêm túc’?