Trung tâm Mạng lưới Động đất của Trung Quốc thông báo thông qua tài khoản mạng xã hội của họ rằng một quả cầu lửa đã rơi xuống gần biên giới giữa huyện Nangqian (Nang Khiêm), Yusu (Ngọc Thụ) vào ngày 23/12/2020, nhưng không ai bị thương.
Dị tượng ‘quả cầu lửa’ xuất hiện trên bầu trời tại Trung Quốc
Theo tờ India Express, vào ngày 23/12, một thiên thạch dưới hình dạng của quả cầu lửa bay khá thấp thấp đã chiếu sáng bầu trời vẫn còn đang trong bóng tối của thành phố Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc. Nhiều người dân đã vô cùng sửng sốt và ngạc nhiên. Họ đã quay hình ảnh về dị tượng này và đăng tải rộng rãi trên mạng Weibo và Pear kèm theo những lời bình lo lắng bất an. Weibo và Pear là 2 mạng xã hội hàng đầu của Trung Quốc.
Theo video đăng tải này, một quả cầu lửa sáng rực đã hiện trên bầu trời và di chuyển qua một số khu vực. Nó có vẻ như giống vật thể cháy đang lao xuống nhanh chóng về phía những ngọn đồi và cánh đồng.
Quả cầu lửa này bay thấp đến nỗi chiếu sáng các khu vực nhà dân ở dưới mặt đất. Dưới đây là video cư dân mạng có tên là Ziyao Wang đăng tải trên mạng xã hội Facebook.
Sau khi vụ việc này xảy ra, chính quyền quận Nang Khiêm nói với báo chí rằng đó có thể là thiên thạch dưới dạng “vật thể bay không xác định”. Vật thể này xuất hiện vào sáng sớm ngày 23/12. Sau đó đã bay về hướng Hồ Tây Qamdo. Chính quyền không tìm thấy mảnh vỡ nào của vật thể này tại quận Nang Khiêm.
Theo thông tin cung cấp trên trang web chính thức về dữ liệu của NASA và Bolide do CNEOS của JPL cung cấp, đây là một thiên thạch bị rơi. Tổng năng lượng ước tính của thiên thạch dưới dạng quả cầu này là 9,5 Kt và vận tốc được các cảm biến ghi lại là 13,6km/s. Quả cầu ước tính có bán kính 1m và nặng 10 tấn.
Điềm báo gì từ việc quả cầu lửa xuất hiện và rơi xuống Trung Quốc
Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, thiên thạch dưới dạng quả cầu lửa xuất hiện trên bầu trời thường được coi là dấu hiệu báo trước cho các sự kiện lớn hoặc bất ổn xã hội. Các cư dân trên mạng cũng đã đăng tải sự sợ hãi và lo lắng của họ khi chứng kiến hiện tượng này xảy ra ở Trung Quốc.
Người xưa cho rằng, sự biến động của thiên thể sẽ dẫn đến sự biến đổi ở nhân gian. Do đó mỗi triều đại thời xưa đều có viên quan Tư thiên giám (hoặc Thái sử giám, Khâm thiên giám) phụ trách quan sát hiện tượng bất thường của thiên tượng để xem xét rất nhiều đại sự như: vận nước hưng suy, sự thay đổi của quyền lực hoàng đế, sự sống chết của thiên tử. Trong rất nhiều các hiện tượng dị thường thì thiên thạch rơi xưa nay luôn được cho là điềm không lành.
Theo sách thiên văn “Tấn thư” – quyển 13 của Trung Quốc ghi chép, mỗi khi xuất hiện dị tượng như thiên thạch rơi hoặc sao băng như mưa thì đối ứng với việc thế gian sẽ dẫn đến những điềm báo xấu. Những sự việc có thể xảy ra sẽ là: “Quốc gia thay đổi họ (tức thay người họ khác làm vua)”, “vua băng hà”, “dùng loạn chinh phạt loạn”, “có đại chiến, máu chảy”, “quân tướng nổi giận”, “bách tính làm phản” v.v. Từ những ghi chép trong các sách Thiên văn cho thấy, thiên thạch rơi thực sự không phải là điềm lành.