Site icon Tin360

Tin thế giới 1/10: Trung Quốc dọa Ấn Độ; Philippines phản đối Bắc Kinh về Biển Đông

Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu tại khu vực biên giới giữa hai nước (ảnh từ video Youtube). Vào cuối tháng 9/2021, Trung Quốc dọa Ấn Độ không được tham gia liên minh với Mỹ.

Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu tại khu vực biên giới giữa hai nước (ảnh từ video Youtube). Vào cuối tháng 9/2021, Trung Quốc dọa Ấn Độ không được tham gia liên minh với Mỹ.

Trung Quốc dọa Ấn Độ không liên minh với Mỹ

Trượng Vệ Đông, đặc phái viên hàng đầu Trung Quốc tại Ấn Độ, đưa ra lời hăm dọa ngầm đối với liên minh Bộ Tứ (gồm Mỹ, Ấn, Nhật, Úc).

Theo SCMP, Trương Vệ Đông nói rằng Ấn Độ nên duy trì “quyền tự chủ chiến lược”. Ông này cũng cảnh báo việc “xúm lại để kiểm soát và trấn án Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại”.

Bộ Tứ được coi là một liên minh chống lại tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Triều Tiên ủng hộ Trung Quốc chống “thế lực thù địch”

Yonhap đưa tin, sáng nay kênh truyền thong nhà nước Triều Tiên KCNA tuyên bố chính quyền Kim Jong Un ủng hộ cuộc chiến của Đảng Cộng sản Trung Quốc “chống lại thế lực thù địch”.

KCNA trích dẫn tuyên bố của ông Kim Jong Un, thế hệ thứ 3 của gia gia tộc cầm quyền ở Triều Tiên: “Chính phủ và nhân dân CHDCND Triều Tiên sẽ kiên quyết ủng hộ đảng, chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chính nghĩa đánh bại các động thái đối đầu điên cuồng chống Trung Quốc của các thế lực thù địch và bảo vệ chủ quyền, quyền phát triển và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”.

Theo Yonhap, ông Kim không nói “thế lực thù địch” là nước nào, nhưng dường như là ám chỉ đến Mỹ. Cũng trong ngày 1/10, Triều Tiên tuyên bố đã phóng thành công một tên lửa chống máy bay.

Philippines đệ công hàm phản đối Bắc Kinh về Biển Đông

Theo BenarNews, Ngoại trưởng Philippines hôm 30/9 đã ra lệnh đệ trình công hàm phản đối Bắc Kinh về sự hiện diện của hơn 100 tàu Trung Quốc trong vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. đã đưa ra mệnh lệnh này khi đang thăm chính thức Hoa Kỳ.

Ông Locsin nói: “Hãy gửi ngay phản đối của chúng ta về việc Trung Quốc không ngừng cản trở phi pháp các ngư dân Philippines tiến hành các hoạt động đánh bắt hợp pháp ở Bajo de Masinloc”, tức Bãi cạn Scarborough thuộc chủ quyền của Philippines.

Campuchia trả giá đắt vì lệ thuộc vào điện than do Trung Quốc xây dựng

Nikkei Nhật Bản đưa tin, cái giá phải trả cho sự lệ thuộc vào điện than của Campuchia đã tăng mạnh, trong bối cảnh nước này đang xem xét lại việc khai thác điện than và thúc đẩy năng lượng tái tạo.

Trừ 2 nhà máy điện than, tất cả các nhà máy điện than còn lại của Campuchia đều là do Trung Quốc xây dựng và vận hành.

Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng cấp vốn cho các nhà máy điện than mới ở nước ngoài. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến ngành năng lượng của Campuchia.

Nikkei cho biết “vai trò của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng của Campuchia là rất lớn; tính đến năm 2018, gần 3/4 nguồn cung cấp điện trong nước đến từ các nhà máy điện do Trung Quốc xây dựng và tài trợ.”

Chính quyền Biden: Không đủ lý do để bắt giữ người nhập cư bất hợp pháp

Chính quyền Biden hôm 30/9 đưa ra một văn bản tới các nhân viên nhập, trong dó tuyên bố rằng không có lý do để bắt giữ người nhập cư trái phép chỉ vì họ ở Mỹ bất hợp pháp.

Làn sóng người nước ngoài di cư tới Mỹ đã tăng vọt dưới thời Biden. Hơn 11 triệu người đang ở Mỹ trái phép, nhưng Bộ An ninh Nội địa (DHS) không có đủ nguồn lực để bắt giữ, trục xuất họ.

Tổng chưởng lý Florida Ashley Moody, một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã kiện chính quyền Biden về chính sách “bắt và thả”, dẫn đến hơn 225.000 người nhập cư bất hợp pháp được thả vào nội địa Mỹ trong năm nay.