Malaysia nên phản đối Trung Quốc về Biển Đông
Malaysia nên gửi phản đối ngoại giao mạnh mẽ nhất tới Trung Quốc và Liên Hợp Quốc về các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, theo ông Jeffrey Kitingan, một lãnh đạo của bang Sabah, Malaysia.
Báo New Straits Times trích lời ông Kitingan: “Nếu Biển Đông bị lấy mất, thì các bang Sabah và Sarawak sẽ là mục tiêu đầu tiên của các cuộc tấn công (từ Trung Quốc)”.
“Thành thật mà nói, chúng tôi đang cảm thấy khá dễ bị tổn thương và bị nguy hiểm ngay bây giờ”, ông nói.
Trung Quốc gia tăng quân đội ở biên giới Ấn Độ
The Times of India (TOA) sáng nay (3/10) dẫn tin từ một quan chức quân đội Ấn Độ cho biết Trung Quốc đã gia tăng đáng kể binh lính tại khu vực tranh chấp giữa hai nước.
Tướng M M Naravene cho biết: Vòng đàm phán thứ 13 giữa hai nước sẽ diễn ra vào tuần tới. Nhưng quân đội Trung Quốc vẫn đang gia tăng các binh lính tại khu vực.
Đức sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Cuộc bầu cử vừa qua là một thời điểm quan trọng đối với nền văn hóa chính trị của Đức, theo nhà nghiên cứu Frederick Kliem, giảng viên tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam và Trung tâm Nghiên cứu Chủ nghĩa Đa phương ở Singapore.
Trong bài bình luận trên Nikkei, ông Kliem cho rằng các nhà lãnh đạo mới sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc. Vì vậy, chính quyền Mỹ Biden có thể sẽ nhận được sự hợp tác không ngờ từ Berlin trong vấn đề về Trung Quốc.
Ông Trump đề nghị tòa án buộc Twitter mở lại tài khoản
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nộp đơn kiện dân sự để đề nghị thẩm phán liên bang yêu cầu Twitter mở lại tài khoản của ông.
Đơn kiện cho rằng Twitter đã vi phạm Tu chánh án thứ nhất trong Hiến pháp Mỹ khi ra lệnh cấm ông sử dụng tài khoản Twitter của mình.