Site icon Tin360

9 dấu hiệu nhận biết tư duy tiêu cực

9 dấu hiệu nhận biết tư duy tiêu cực

Tư duy tiêu cực như con sâu âm thầm đục khoét trí lực chúng ta. Nếu không sớm nhận ra và loại bỏ thì sự nghiệp mãi không lên và sống không hạnh phúc.

Tư duy tiêu cực rất dễ phát sinh và nó đang âm thầm xâm lấn tâm trí, nhưng nhiều khi chúng ta không hề hay biết. Chỉ tới khi nó nhấn chìm ta xuống thất bại cụ thể nào đó, mới nhận ra thì đã muộn. Hãy sớm nhận dạng được những dấu hiệu của tư duy tiêu cực, tư duy thất bại để mỗi khi nó xuất hiện liền tóm được nó và loại khỏi trí óc ngay.

Nếu những giả định bạn tự đặt ra rất tiêu cực thì bạn sẽ không thể có được hạnh phúc. Mặt khác, nếu bạn có một tư duy tích cực kể cả lúc không may; thì bạn sẽ vẫn sẽ có là người hạnh phúc. Kỳ thực, nhận thức của bạn chính là thực tế mà bạn sẽ tạo ra; vì vậy hãy thay đổi cách nhìn, cách tư duy về cuộc sống để tạo nên sự thành công và khác biệt.

Dưới đây là 9 dấu hiệu nhận biết những tư duy tiêu cực, đã đến lúc chúng ta suy ngẫm một chút về tâm trí của mình.

1. Thường xuyên tập trung vào những điều sai

Có bao giờ bạn nhận ra rằng mình chỉ tập trung suy nghĩ và sửa chữa những mối lo lắng và thất vọng. Nhưng không bao giờ nghĩ về những điều đang diễn ra ở hiện tại? Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng suy nghĩ của bạn đã bị lây nhiễm bởi thói quen tư duy tiêu cực.

Có thể có rất nhiều điều không như ý đang xảy ra; nhưng điều đó không đồng nghĩa tất cả mọi thứ khác đều bất lợi. Người xưa thường nói “trong cái rủi có cái may”, chính là ý tứ này.

Từ khổ đau, từ thất bại, từ nghịch cảnh sẽ cho ta những bài học, những kinh nghiệm và cả sự trưởng thành về nhân cách.

Chúng ta có thể dành thời gian để suy ngẫm và biết ơn cả những người không đối tốt, những việc không hay với mình. Bởi vì nó giúp cho chúng ta không bị choáng ngợp bởi những việc xấu khác sau này. Từ khổ đau, từ thất bại, từ nghịch cảnh sẽ cho ta những bài học, những kinh nghiệm và cả sự trưởng thành về nhân cách. Nếu bạn không nhận thấy những điều tốt đẹp từ đó; có nghĩa rằng có thể bạn đã đánh mất cơ hội để tôi rèn bản thân.

2. Thương tiếc thất bại nhưng lại quên ăn mừng chiến thắng

“Những khó khăn và cuộc đấu tranh của ngày hôm nay là cái giá mà chúng ta phải trả để có những thành tựu và chiến thắng của ngày mai.” – William J. H. Boetcker

Bạn có cảm thấy mình tức giận và chán nản khi bị thất bại, mất mát; nhưng lại thường quên đi những cảm xúc khi dành chiến thắng và thành công đã đạt được không?

Khi bạn không dành thời gian để ăn mừng khoảnh khắc chiến thắng đó; nghĩa là bạn đang vô tình hay hữu ý mà không tin vào thành tích mình đạt được. Có nghĩa rằng bạn còn đang lo rằng đằng sau nó đang che giấu những mối đe dọa về sự hụt hẫng hoặc thất bại tiếp theo. Đó chính là tư duy tiêu cực đang lóe lên làm cảm xúc chân thực về sự chiến thắng bị phai nhòa và mờ nhạt.

Khi bạn lo lắng và bất an cả khi chiến thắng điều gì; chính là bạn đang gửi cho mình một thông điệp rất tiêu cực. Đây là một lối tư duy rất nguy hiểm nếu không sớm loại bỏ. Nó sẽ mang đến sự lo sợ và nghi ngờ bản thân.

3. Không dám đối mặt với thất bại và nỗi đau trong quá khứ

Phàn nàn về quá khứ đã qua thực tế sẽ không thay đổi được điều gì. Ngược lại, bạn có thể sẽ khó chịu cả ngày và cảm giác bị những đám mây mờ che mất những giá trị ở hiện tại.

Hiểu theo một cách khác, việc phàn nàn thường xuyên chính là hình thành cho mình thói quen tư duy tiêu cực. Nó ăn mòn cảm xúc tích cực và ăn cắp tiếng cười, mất đi sự an lạc trong tâm hồn.

Thực tế, nó là không dám đối mặt với những sai lầm và những vấp ngã trong quá khứ. Chỉ đơn giản là có một số điều bạn không thể thay đổi. Không phải mọi thứ đều có thể nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Và không có sai lầm nào lớn hơn bằng việc trốn tránh hiện tại, sống mãi trong thất bại của quá khứ; và đó chính là tự hủy họa tương lai chính mình.

Không có sai lầm nào lớn hơn bằng việc trốn tránh hiện tại, sống mãi trong thất bại của quá khứ; và cũng là tự hủy họa tương lai chính mình.

Nếu thất bất công, hãy nói lên nỗi lòng và suy nghĩ của mình. Nếu thấy bất mãn, có thể im lặng và thay đổi cách suy nghĩ về mọi việc theo hướng tích cực và bao dung hơn. Cho đến khi bạn có thể chấp nhận thực tế đó và thay đổi tư duy tiêu cực ban đầu. Nếu không nó sẽ khó buông tha cho tâm trí của bạn ở hiện tại và cả sau này.

4. Cảm thấy tức giận khi kỳ vọng không được đáp ứng là dấu hiệu của tư duy tiêu cực

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rằng mọi việc và mọi người xung quanh đang không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Điều đó có nghĩa là kỳ vọng của bạn không thực tế. Kỳ vọng của chúng ta là một phần của mong muốn; nó hình thành nên một cách nghĩ cố định của bản thân. Đó là những gì chúng ta tin là có thể hoặc cần thiết với mình.

Nếu chúng ta đặt kỳ vọng cao thì sẽ không thực tế, do đó rất khó để đạt được. Ví dụ, nếu bạn đặt mục tiêu sau khi tốt nghiệp đại học sẽ trở thành một triệu phú vào năm 30 tuổi. Và thực tế bạn đang ở mốc 25 tuổi. Điều này có nghĩa rằng kỳ vọng quá cao so với thực tế. Đến 30 tuổi chưa phải là triệu phú, thì bạn có thực sự thất vọng về mình không? Câu trả lời sẽ là có, và những tư duy tiêu cực sẽ làm bạn mất đi động lực và sự cố gắng hơn là sự bất mãn.

Ví dụ này để nói lên rằng, đừng đặt mục tiêu quá xa rời thực tế và khả năng có thể đạt được. Nó dễ dẫn đến những cách nghĩ tiêu cực. Có lẽ bạn là người đầy tham vọng và đủ khả năng trở thành triệu phú. Nhưng chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo; và với tất cả những tài năng và tham vọng đó chưa đủ điều kiện để kiểm soát được thành công. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải điều chỉnh tư duy cho thực tế để tồn tại trong một thế giới không gì là tuyệt đối này.

5. Thường cảm thấy không hài lòng và không hạnh phúc với mọi thứ đang có

Dấu hiệu này là biểu hiện của dục vọng lớn và không có sự kiểm soát bởi tư duy tích cực. Nhược điểm của tham vọng là nó thường làm con người mù quáng với thực tại. Có lẽ bạn muốn một ngôi nhà lớn hơn hoặc một chiếc xe hơi đắt tiền hơn đang có. Nhưng bạn còn nhớ không? Khi bạn thậm chí không có nhà hoặc xe hơi; bạn đã từng ao ước sở hữu được nó dù nhỏ nhoi và rẻ tiền.

Chúng ta không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đã đạt được, đó là do dục vọng – nó vốn là một cái động không đáy.

Cuộc sống có nhiều thứ giá trị bạn đang sở hữu nhưng bạn lại không để tâm và trân quý điều đó. Chúng ta không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đã đạt được. Nó sẽ là một cái động không đáy; và bạn không thể đi đến đích.

6. Thường xuyên bất đồng quan điểm với những người xung quanh

Nếu bạn luôn trong tình trạng tranh cãi với những người bạn yêu thương. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay đổi quan điểm hiện tại. Đặc biệt, nếu bạn tin tưởng và tôn trọng ý kiến của họ. Những lý lẽ của bạn có thể phản ánh bản chất của bạn hơn là phản ánh về đối phương. Hãy thử đặt mình vào vị trí người đối diện để hiểu hơn về họ. Điều này có thể giúp bạn có cách tư duy tốt và đúng đắn hơn. Đừng để lại những hối hận về sau này.

7. Thường suy nghĩ về những gì phải làm hơn là những gì nhận được

Khi bạn thấy mình xem mọi thứ như một sự không may thay vì những thách thức và cơ hội. Điều đó có nghĩa là thói quen tư duy tiêu cực đã ăn sâu rồi đó. Bạn sẽ nghĩ “Tôi phải làm tất cả công việc này,” có vẻ đây là câu nói phản ánh sự áp lực và mệt mỏi. Sao không nghĩ về những giá trị sẽ đạt được khi làm những việc đó. Và rằng việc cần làm là hiển nhiên và cần thiết. Không ai thay bạn làm điều của bạn vì nó là cuộc sống của bạn.

Công việc sẽ chu cấp cho bạn môi trường trưởng thành và tài chính để cân bằng cuộc sống. Công việc là niềm vui và có ích cho xã hội; và điều nhận được sẽ tương ứng với sự phó xuất của bạn. Làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Vì vậy, hãy nhớ đánh giá cao công việc của mình; tự tìm thấy giá trị và niềm vui từ đó… thay vì xem nó như trách nhiệm và áp lực nặng nề!

8. Cảm giác mình là nạn nhân chính là dấu hiệu của tư duy tiêu cực

Mọi vấn đề bạn thường cảm thấy mình là nạn nhân từ việc gì đó… hay bị ai đó chơi xấu. Thực tế cách nghĩ này rất tiêu cực và không tốt. Nó không nhất thiết đúng kể cả khi bạn thực sự là nạn nhân của những người xấu hoặc hoàn cảnh không may. Tuy nhiên, ở một cách nhìn khác, bạn lại nhận được những điều quý giá về sau này; chỉ là ở hiện tại bạn cảm thấy mình mất mát điều gì đó khó buông lòng được.

Khi liên tục tự xem mình là nạn nhân, nó không thể làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp và thay đổii điều gì (ảnh minh họa: nguồn internet).

Ngay cả khi bạn là nạn nhân thật thì hãy thay đổi cách tư duy để vượt qua hoàn cảnh bằng cách đưa ra quyết định từ chối vai trò đó. Và luôn nghĩ rằng bạn xứng đáng với những giá trị tốt đẹp hơn mà bạn cống hiến.

9. Cảm giác tâm trạng bị níu giữ bởi những bi kịch của người khác

Đôi khi, những suy nghĩ tiêu cực mà chúng ta đang mắc phải đến từ quá khứ của chính mình. Mà là những bi kịch của người khác, hoặc từ việc xem, nghe, nhìn trên mạng xã hội.

Nếu những vở kịch mà người khác tạo ra cho bạn cứ lảng vảng trong đầu; đến mức bạn bị ám ảnh và sợ hãi. Thì có lẽ đã đến lúc phải đối diện với nó; quẳng nó ra khỏi trí óc ngay lập tức bằng cách phủ định những điều bạn đã tiếp nhận. Những vở kịch đó thuộc về người khác; đó không phải điều bạn mong muốn.

Thay đổi suy nghĩ tiêu cực là việc không dễ dàng. Chỉ cần học cách nhận biết dấu hiệu của tư duy tiêu cực chính là bước thành công đầu tiên.

(Theo cafebiz)