Site icon Tin360

6 thói quen xấu gây nên bệnh tuyến giáp, không nên chủ quan

6 thói quen xấu gây nên bệnh tuyến giáp, không nên chủ quan

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp như di truyền, môi trường, phóng xạ,… Tuy nhiên, có những thói quen hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Tuyến giáp có tác dụng lớn với cơ thể con người, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và phát triển xương. Tuyến giáp cũng là cơ quan nội tiết của cơ thể, nếu nó có vấn đề thì tất cả những cơ quan trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Trong cuộc sống thường ngày, nếu mắc phải 6 thói quen xấu dưới đây thì khả năng mắc bệnh tuyến giáp càng cao, vì vậy cần phải lưu ý.

6 thói quen xấu dễ gây nên bệnh tuyến giáp

1. Ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành

Đây là loại thực phẩm chứa một lượng lớn estrogen rất tốt cho nội tiết của phụ nữ. Ngoài ra, đậu nành còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất béo có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đậu nành có thể gây ra các bệnh về tuyến giáp. Đậu nành chứa hàm lượng Isoflavone cao, có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, nó còn chứa Phytoestrogens có tác dụng ức chế sản xuất hormone tuyến giáp và ngăn cơ thể hấp thụ iốt.

Khi sử dụng đậu nành, chỉ nên sử dụng khi sức khỏe tốt và ổn định; không nên sử dụng vào thời điểm bệnh tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị (ảnh chụp màn hình: suckhoedoisong.vn).

Căng thẳng, áp lực trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu duy trì những cảm xúc tiêu cực trong thời gian lâu sẽ ảnh hưởng tới quá trình bài tiết hormone trong cơ thể và gây ra các bệnh về tuyến giáp.
Vì vậy, mỗi người, nhất là chị em phụ nữ nên điều chỉnh tâm lý trong cuộc sống hằng ngày; đừng để tâm trạng chán nản, tức giận kéo dài.

2. Bị áp lực thường xuyên là thói quen gây nên bệnh tuyến giáp

Căng thẳng, áp lực trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu duy trì những cảm xúc tiêu cực trong thời gian lâu sẽ ảnh hưởng tới quá trình bài tiết hormone trong cơ thể và gây ra các bệnh về tuyến giáp. Vì vậy, mỗi người, nhất là chị em phụ nữ nên điều chỉnh tâm lý trong cuộc sống hằng ngày, đừng để tâm trạng chán nản, tức giận kéo dài.

3. Thường hay lo lắng

Ở mức độ khác, bệnh tuyến giáp thực chất là căn bệnh liên quan nhiều đến tâm lý của mỗi người. Những người hay lo lắng về bản thân có nhiều khả năng mắc những bệnh về tuyến giáp và một số bệnh khác.

Những thói quen xấu ảnh hưởng tới tuyến giáp; có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp cần nên tránh (ảnh chụp màn hình: braincare.vn).

Khi lo lắng sẽ rất mệt mỏi, dẫn tới bị suy nhược tim, dễ sinh ra cảm giác sợ hãi. Tuyến giáp liên quan đến việc kiểm soát nhịp tim. Vì vậy khi thường hay lo lắng, tuyến giáp cũng bị “sốc” và không thể hoạt động được bình thường. Lâu dần sẽ phát sinh các bệnh lý về tuyến giáp. Vì thế, trong cuộc sống hàng ngày, thì nên hạn chế những cảm xúc tiêu cực, nhất là lo lắng.

4. Dùng thực phẩm chứa nhiều glutein

Gluten là loại protein chứa nhiều trong những thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, bánh mì, bánh quy,… Chúng khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động khá vất vả. Cơ thể mà nạp quá nhiều gluten, đường ruột sẽ phải làm việc nhiều, gây ra những phản ứng miễn dịch tự động, gây tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp và suy giáp. Do đó, chế độ ăn ít gluten sẽ giảm nguy cơ mắc những bệnh về tuyến giáp.

5. Thức khuya nhiều

Thức khuya trong thời gian dài làm giảm trí nhớ, gây rối loạn nội tiết. Từ đó kích thích tuyến giáp dẫn tới nhiều loại bệnh lý về tuyến giáp. Ban đêm là thời điểm những cơ quan khác nhau trong cơ thể cần phải được nghỉ ngơi. Nếu không được nghỉ ngơi đủ, những cơ quan này sẽ không phục hồi. Nếu tiếp tục thức khuya, thì sẽ tích tụ nhiều chất thải trong cơ thể, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.

Thức khuya dẫn đến rối loạn nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể khiến quá trình chuyển hóa tế bào thất bại; cơ thể không được nghỉ ngơi dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp; ung thư tuyến giáp (ảnh chụp màn hình: eva.vn).

6. Chế độ ăn uống không được lành mạnh sẽ gây nên bệnh tuyến giáp

Iốt rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Ăn quá nhiều i-ốt sẽ gây nên các tổn thương nhất định cho tuyến giáp và ảnh hưởng tới sức khỏe của tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu lượng i-ốt nạp vào cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Cần kiểm soát chặt chẽ lượng i-ốt nạp vào. Thông thường, chỉ cần 6 gram muối mỗi ngày là đủ. Cũng không nên ăn quá nhiều hải sản như rong biển, tảo bẹ vì hàm lượng i-ốt của chúng cao; ăn nhiều sẽ gây nhiều tổn thương nhất định cho tuyến giáp.
Những người có sở thích ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ và cay cũng không tốt cho sức khỏe của tuyến giáp.

Nếu mắc những thói quen hàng ngày trên đây thì nên lưu ý để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là tránh mắc bệnh tuyến giáp.