Indonesia đang kêu gọi sự giúp đỡ từ nhiều nước trong bối cảnh số ca mắc mới Covid-19 tại nước này không ngừng gia tăng, đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ.
- Sau nấm đen, bệnh nhân COVID-19 đối mặt di chứng mới đáng sợ: Chết tế bào xương
- Nước cam và chanh khiến bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 cho kết quả dương tính
- Nghị sĩ New Zealand lên án Trung Quốc mổ lấy nội tạng của người dân
Indonesia đang phải vật lộn với đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ do biến thể Delta từ Ấn Độ lan rộng. Trong 2 tuần qua, số ca nhiễm mới tại quốc gia Đông Nam Á này liên tục tăng nhanh. Ngày 6/7, nước này ghi nhận hơn 31.000 ca mắc mới và 728 ca tử vong vì Covid-19, cả hai con số đều ở mức cao kỷ lục, theo Dân trí.
Tính đến nay, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng hơn 2,3 triệu ca nhiễm, trong đó 61.800 người chết vì Covid-19, trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á. Làn sóng Covid-19 mới khiến hệ thống y tế vốn mong manh của nước này đứng trước nguy cơ “vỡ trận”.
Cạn kiệt dưỡng khí
Công suất sử dụng giường bệnh trên cả nước là trên 75%. Trong đó, 90% giường bệnh ở đảo Java đã kín chỗ. Hơn 10 bệnh viện tại Surabaya, thành phố lớn thứ hai nước này, đã không còn chỗ trống. Dịch bệnh cũng làm trầm trọng tình trạng thiếu oxy tại các bệnh viện.
Ứng phó với tình huống khẩn cấp, chính phủ Indonesia ngày 6/7 cho biết đã nhập khẩu 10.000 máy tạo oxy từ Singapore, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp từ nhiều nước, bao gồm cả Trung Quốc, theo Vnexpress.
Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cũng yêu cầu toàn bộ các công ty sản xuất oxy trong nước chuyển nguồn hàng đến các bệnh viện đang quá tải, cảnh báo nước này có thể đối mặt với “kịch bản tồi tệ nhất” khi số ca mắc mới mỗi ngày lên tới 40.000 – 50.000 người.
Hàng trăm người chết khi cách ly tại nhà
Việc các bệnh viện quá tải và từ chối tiếp nhận bệnh nhân đã buộc nhiều gia đình tìm mua các bình oxy để điều trị cho người bệnh tại nhà.
“Hệ thống y tế đang bên bờ vực sụp đổ, bệnh viện quá tải, nguồn cung oxy cạn kiện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Java và Bali không đủ sức đối phó sự gia tăng đột biến về số bệnh nhân nặng”, Save the Children – một tổ chức phi chính phủ – cho hay.
Hiện những người mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ được khuyên tự ở nhà theo dõi. Tuy nhiên, khâu giám sát yếu kém của giới chức địa phương cùng tình hình khan hiếm nguồn lực y tế khiến nhiều người bệnh chuyển biến xấu rất nhanh và qua đời ngay khi đang tự cách ly tại nhà.
Tổ chức giám sát LaporCovid-19 ghi nhận ít nhất 265 trường hợp mắc Covid-19 tử vong khi tự cách ly tại nhà chỉ trong một tháng qua. Đa phần là các ca bệnh ở tỉnh Tây Java, Yogyakarta và Banten, theo Nikkei Asia.
Tại một xưởng đóng quan tài ở thủ đô Jakarta, các nhân công đang khẩn trương làm việc vì số đơn đặt hàng tăng vọt trong thời gian qua. Qua đó cho thấy tình hình khốc liệt về dịch bệnh tại quốc gia này.