Kiếm Câu Tiễn 2.500 năm vẫn sắc, trụ sắt Ấn Độ 1.600 năm không gỉ, điều bí ẩn gì đằng sau hiện tượng này?
Kiếm Câu Tiễn 2.500 năm vẫn sắc bén như mới
Năm 1965, trong tiến hành một cuộc khảo sát ở tỉnh Hồ Bắc -Trung Quốc (cách khu tàn tích thành cổ Tế Nam 7km) các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy 50 ngôi mộ cổ từ thời Xuân Thu.
Trong quá trình khai quật những ngôi mộ, họ tìm thấy một thanh bảo kiếm bí ẩn. Nó được đựng trong chiếc hộp gỗ kín khí ở cạnh một bộ xương. Khi rút kiếm ra khỏi chuôi, người ta vô cùng kinh ngạc vì lưỡi kiếm vẫn sáng long lanh.
Một nhà khảo cổ đã dùng chính ngón tay của mình để thử độ sắc bén của thanh kiếm. Hệ quả là một ngón tay của ông đã suýt bị đứt lìa chỉ sau một nhát cứa. Sau này, các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm độ sắc của thanh kiếm trong phòng thí nghiệm. Lưỡi kiếm dễ dàng cắt xuyên qua một chồng 20 mảnh giấy.
Khi phân tích các 8 kí tự cổ khắc trên thanh kiếm, các nhà khoa học kết luận nó là kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (496-465 TCN). Ông là một vị vua nổi tiếng thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Tức là thanh kiếm này có tuổi thọ hơn 2.500 năm.
Bí ẩn công nghệ tạo nên thanh kiếm
Trên thân kiếm, hình những quả trám đen được khắc tinh xảo ở cả hai mặt bằng công nghệ khắc acid. Điều kỳ lạ là, kỹ thuật này mới được con người phát kiến và sử dụng từ thế kỷ thứ XVI.
Thành phần chủ yếu làm nên thân kiếm là đồng để duy trì độ mềm dẻo, khó nứt vỡ. Phần lưỡi kiếm có tỉ lệ thiếc cao hơn đảm bảo độ cứng và sắc bén. Mặt lưỡi kiếm được phủ một lớp đồng sunfat tránh oxi hoá, và huỳnh giúp kiếm giữ được độ sáng bóng.
Phần chuôi kiếm thon gọn như một đáy ly có quấn lụa và gắn những viên ngọc lam. Đáy chuôi được tạo hình bởi 11 vòng tròn đồng tâm, như thể nó được tiện bằng máy móc thời hiện đại. Chi tiết này cũng khiến các nhà nghiên cứu đau đầu. Bởi nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng với trình độ thủ công hiện tại không thể tái tạo lại được.
Ngày nay, Thanh kiếm Câu Tiễn được coi là một bảo vật quốc gia của Trung Quốc. Người Trung Quốc ví rằng nó sánh ngang với thanh gươm Excalibur huyền thoại của vua Arthur ở phương Tây.
Bí ẩn trụ sắt Ấn Độ 1.600 năm không gỉ
Delhi là tên gọi cây trụ sắt nổi tiếng trên khắp thế giới. Nó được đúc vào thế kỷ thứ V, do vua Kumara Gupta I thuộc triều đại Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320-540 dựng lên.
Khi vua Kadakhastan là Qutb-ud-din Aybak (1150- 1210) lên ngôi, ông đã ra lệnh phá hủy các công trình Ấn Độ giáo. Thay vào đó, ông cho xây dựng các nhà thờ Hồi giáo. Cây cột này là phần còn lại duy nhất của đền thờ Muttra (thuộc Ấn Độ giáo), với thần tượng thần Kim Sí Điểu trên đỉnh.
Những dòng văn tự sắc nét trên cột cho thấy, nó đã được dựng lên làm cột cờ. Và để tỏ lòng thành kính tới vị thần bảo tồn Vishnu của đạo Hindu, cũng như tưởng nhớ vị vua Chandragupta II (375-413).
Người thợ cổ đại đúc ra chiếc cột sắt lớn với những hoa văn trang trí tỉ mỉ hoàn hảo như vậy; chứng tỏ rằng họ đã sở hữu công nghệ luyện kim vô cùng tiên tiến. Theo các chuyên gia, không thể có được một sản phẩm tinh mỹ đến thế nếu không có máy móc, khuôn đúc công nghệ cao hỗ trợ.
Nhưng điều làm cây cột Delhi trở nên nổi tiếng khắp thế giới là vì tuổi đời đã hơn 1.000 năm, mà vẫn không gỉ sét. Các nhà khoa học đã phân tích thành phần của cột sắt, họ phát hiện ra trong đó có rất nhiều tạp chất mà không phải là sắt nguyên chất. Như vậy, đáng lý, cột sắt này dễ gỉ sét hơn những loại sắt thông thường.
Tuy nhiên, nếu người Ấn Độ cổ đã sớm nắm được kỹ thuật luyện sắt không gỉ thì tại sao họ lại không luyện ra những cột sắt không gỉ khác? Trong cuốn chế tạo đồ sắt của người Ấn Độ cổ, họ cũng không ghi chép thông tin nào về cây cột sắt này.
Khả năng chống gỉ là do đâu?
Gần đây, các chuyên gia của viện Công nghệ Ấn Độ IIT đã giải mã được bí ẩn trường thọ của cây cột sắt này. Quan sát qua kính hiển vi siêu nhỏ, họ phát hiện ra một lớp “áo khoác” cực mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt cây cột này.
Thành phần của lớp vỏ ấy được xác định là một hợp chất của sắt, oxy và hidro. Chính hợp chất này đã ngăn cản không cho kim loại sắt của chiếc cột tiếp xúc với không khí. Nhờ đó, cột sắt không bị gỉ.
Phân tích đồng vị phóng xạ cũng chỉ ra rằng, lớp bảo vệ này được hình thành khoảng ba năm sau khi cột sắt được chế tạo. Tức là tuổi thọ của chúng cũng tương đương với tuổi thọ của cây cột. Theo nghiên cứu, nơn 1.600 năm qua, chúng liên tục dày lên với tốc độ rất chậm. (Lớp vỏ này mới chỉ đạt độ dày khoảng 1/20mm).
Nhưng nhờ đâu mà cây cột sắt này lại có được lớp vỏ bảo vệ quý giá như vậy? Tiến sĩ Balasubramanian cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã tìm thấy một hàm lượng chất phosphor cao bất thường trong mẫu sắt thu thập được. Công bố của một nhóm nghiên cứu đã khiến giới khoa học trên toàn thế giới phải bất ngờ.
Kỹ thuật luyện kim “thuận theo tự nhiên”
Từ mẫu sắt, người ta phân tích tỷ lệ phosphor của nó là 1%, cao hơn tỷ lệ phosphor trong các loại sắt hiện đại ngày nay 0,05%. Các nhà khoa học cho rằng, vì hàm lượng phosphor cao đã thúc đẩy các phản ứng tạo nên chất bảo vệ nói trên.
Họ cũng tuyên bố đây là thành tựu vô tình mà có được. Bởi chính công nghệ luyện kim thô sơ thế kỷ thứ IV tạo ra hợp chất này. Tuy nhiên có phải vô tình hay cố ý thì có lẽ chúng ta vẫn chưa thể khẳng định. Biết đâu các nhà luyện kim cổ đại họ thực sự nắm được nguyên lý?
Người ta nhận định, người Ấn Độ cổ đại đã trộn than đá với quặng sắt để rút ngắn thời gian nung luyện. Với cách làm này, chất phosphor có trong quặng sắt sẽ không thể bị tách hết được và nằm lại trong sắt thành phẩm.
Trong khi đó, công nghệ luyện sắt hiện đại bằng lò cao của chúng ta ngày nay, nó có thể khử được hàm lượng phosphor xuống rất thấp. Nhưng cũng chính sự tinh khiết do công nghệ hiện đại tạo ra đã khiến sắt thời nay không chống trọi được trước sự ăn mòn.
Phát hiện của các nhà khoa học càng được củng cố hơn khi người ta tìm thấy một số vũ khí như gươm, mũi tên, dao kiếm… có niên đại tương ứng với cột sắt Delhi và hầu như chúng cũng không bị gỉ sét. Điều đó cho thấy nhờ vào kỹ thuật luyện kim thượng thừa mà người xưa đã làm nên những kiệt tác trường tồn mãi với thời gian.
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: