Lý Thanh Vân (1677 – 1933), hưởng thọ 256 tuổi, là một học giả về y học cổ truyền Trung Quốc vào cuối thời Thanh và cũng là ông lão sống lâu trong lịch sử.
- Hòa thượng cướp tân nương cứu chúng sinh thoát khỏi đại nạn
- Làm thế nào để tránh xa chứng ù tai và điếc tai?
- Dưỡng sinh của người xưa trong cuốn sách y học Trung Quốc
Ông lão Lý Thanh Vân có 24 người vợ và 180 con cháu đời sau, khi đó cả New York Times và Time Magazine đều đưa tin về cái chết của ông.
Được biết ông sinh ra vào năm Khang Hy thứ 16, (1677), đã trải qua 9 triều đại Trung Quốc phong kiến: Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự, Phổ Nghi, trên thế giới 256 tuổi là tuổi thọ cực hiếm.
Bí quyết trường thọ
Ông cho rằng duy trì tâm thái an tĩnh yên bình là điều tất yếu cho trường thọ. Chế độ ăn uống của ông chủ yếu là gạo.
Ông cho rằng có ba nguyên nhân giúp bản thân trường thọ:
- Ăn chay trường.
- Tâm tĩnh, tấm lòng cởi mở.
- Thường hay nấu nước câu kỷ uống thay trà.
Một vài điều về ông lão Lý Thanh Vân
Lý Thanh Vân quê gốc ở Vân Nam, năm 90 tuổi định cư tại Huyện Khai, Tứ Xuyên, Trung Quốc và sống ở đây cho đến khi qua đời.
Năm 1925 có một người đến từ huyện Khai, Tứ Xuyên, đã đến thăm ông, hồi ức về chuyến thăm đó được đăng tải trên tạp chí Khí Công vào năm 1986, đồng thời cũng xuất bản khẩu thuật hơn 1000 chữ về bí quyết trường thọ của Lý Thanh Vân. Sau khi ông qua đời, một số tờ báo của Bắc Kinh đã đưa tin về người đàn ông có tuổi thọ cao này.
Lý Thanh Vân khi còn sống rất tâm đắc câu nói của học sĩ thời Thanh Lục Lũng Kỳ: “Túc sài túc mễ, vô ưu vô lự, sớm tối quan lương, không kinh không nhục, không nợ nần không lợi dụng người khác, chỉ uống trà nhạt ăn cơm”.
Lý Thanh Vân cho rằng, tuổi thọ của con người ngắn có dài có, tất cả đều là nguyên khí. Nguyên khí hay còn gọi là nguồn khí, được trời phú bẩm sinh nhưng phải dựa vào nuôi dưỡng mới có thể phát triển. Ông cũng so sánh một cách sinh động giữa chăm sóc và không chăm sóc nguyên khí, giống như vị trí của cây nến. Nếu đặt trong lồng thì nến sẽ cháy được lâu hơn nhưng nếu đặt trong mưa gió thì rất nhanh sẽ bị dập tắt, đạo dưỡng sinh cũng giống như thế.
Dựa trên lý thuyết dưỡng sinh của Phú Ông (một ông lão rất giỏi dưỡng sinh trong thời Trung Quốc cổ đại), đặc biệt nhấn mạnh rằng dưỡng sinh phải dựa trên 4 chữ: Từ, kiệm, hòa, tĩnh.
Cái gọi là từ có nghĩa là nhân từ, từ ái, cũng là tấm lòng lương thiện, không hại vật hại người, một trái tim nhân hậu. Loại tâm trạng vui vẻ, nhân hậu này đủ để chống lại mọi loại thảm họa, và nó có thể tự nhiên khiến con người khỏe mạnh trường thọ, sống lâu trăm tuổi.
Cái gọi là kiệm, có nghĩa là tiết kiệm hoặc tiết chế. Tiết chế trong chế độ ăn uống là dưỡng dạ dày; tiết chế sự thèm khát là thanh đạm tinh thần; tiết chế trong lời nói là nuôi dưỡng hơi thở, ngăn ngừa thị phi; tiết chế trong giao du để lựa chọn một vài người bạn tốt; tiết chế với rượu bia là thanh tâm quả dục; tiết chế suy nghĩ là tránh được những phiền não và lo âu. Vạn sự đều kiệm một chút, thì sẽ nhận được lợi ích.
Cái gọi là hoà có nghĩa là hòa duyệt, quân thân hòa hợp tất quốc gia thịnh, bố mẹ con cái hòa hợp gia đình an lạc, anh em hòa hợp thì ủng hộ lẫn nhau, vợ chồng hòa thuận gia đình êm ấm, bạn bè hòa hợp, mọi con đường đều thuận lợi.
Cái gọi là tĩnh, chính là thanh tĩnh, bình tĩnh, bình an khỏe mạnh, cũng là nói đừng để bản thân kiệt sức, tâm không kinh động (hàm ý không nghĩ ngợi lung tung). Chấn thương tâm hồn đau hơn chấn thương da thịt.
Nói về chế độ ăn uống hàng ngày của mình, Lý Thanh Vân: “Không ăn quá no, ăn quá no dạ dày tất tổn thương; Không ngủ quá lâu, ngủ nhiều tinh khí tiêu hao. Trong hơn 200 năm còn lại của cuộc đời, chưa từng ăn quá nó, không ngủ quá lâu”.
Ông cũng nói chi tiết những điều cần chú ý trong cuộc sống. Ông chỉ ra, những điều nhỏ nhặt, những chuyện cáu gắt rất dễ làm tổn thương cơ thể. Ông cũng khuyên mọi người: Hỏi chuyện không cẩn thận, đi bộ quá nhanh, uống nhiều rượu, tất tổn hại cơ thể, thậm chí dẫn đến cái chết. Vì theo thuật dưỡng sinh của người xưa, hành động không quá nhanh, nhìn không quá lâu, nghe tiếng không quá lớn, ngủ không quá lâu; Lạnh thì mặc ấm, nóng thì giải nhiệt, đói thì ăn, khát thì uống, ăn không quá nhiều, đừng ham ăn tục uống, trái tim không mang hỉ, nộ, ái, ố, không vì danh lợi vinh nhục mà động tâm. Đây cũng là đạo của trường thọ.
Lý Thanh Vân khuyên những người đời sau: Đói, lạnh, đau, ngứa, cha mẹ không thể giúp, sinh lão bệnh tử, vợ không thể thay thế, chỉ có tự mình yêu lấy bản thân mình mới là bí quyết và chuẩn mực của dưỡng sinh.