Nội dung liên quan đến sách giáo khoa được ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thể hiện khi đăng đàn trong một hội thảo tổ chức tại Đắk Lắk ngày 28-29/11.
- 80 triệu USD cho đổi mới Sách giáo khoa đang ở đâu?
- Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1: Dạy trẻ cách trốn việc, lừa lọc và mưu mẹo?
- Tranh luận có hay không sự ‘phi giáo dục – dạy khôn lỏi’ trong sách Tiếng Việt 1
Theo báo Đất Việt, Bộ trưởng Nhạ đã đề cập đến vấn đề đang được dư luận quan tâm là Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 mới – bộ Cánh Diều với nhiều hạt sạn.
Ông Nhạ nói, khởi đầu năm học khoảng 3 tháng về cơ bản là tốt nhưng “có một số vấn đề dẫn tới đâu đó hình ảnh của ngành bị ảnh hưởng”.
Về những sự vụ liên quan đến các bộ Sách giáo khoa, Bộ trưởng Giáo dục nói từ điển còn hiệu đính, huống hồ SGK. Không chỉ Cánh Diều mà các bộ sách khác cũng có sạn.
Theo báo Người Lao Động, ông Nhạ đề nghị ngành giáo dục kiên định, tránh “đẽo cày giữa đường”, tránh cực đoan nhưng cần cầu thị lắng nghe. Cần phải rút kinh nghiệm từ SGK lớp 1; SGK lớp 2 và lớp 6 phải chuẩn bị tốt.
“Bám sát kế thừa của bộ sách hiện nay về cứ liệu, phương pháp… Ngôn ngữ sách phải trong sáng, chuẩn mực, phù hợp lứa tuổi. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Cố gắng không có “sạn” về văn hóa, chính trị, tín ngưỡng…”, ông Nhạ nói.
Sau phát ngôn của ông Nhạ, nhiều độc giả trên các trang báo đã để lại các ý kiến bày tỏ về lập luận của Bộ trưởng Giáo dục.
Nhóm độc giả trên báo Người Lao Động viết
Nguyen Duc Dau: Từ điển thường một nhóm tác giả biên soạn, không mang tính quốc gia, không phải thẩm định của HĐTĐQG, sai có thể bỏ hoặc không ai sử dụng. Từ điển dùng để tham khảo, còn SGK lớp 1 phải qua HĐTĐQG để dạy con trẻ, khác nhau về mục đích.
LN: Sao lại so sánh như vậy được. Thứ nhất, phần nhiều người dùng tự điển thường có một số kiến thức nhất định, biết suy xét và có thể tra cứu thêm nếu cảm thấy nghi ngờ. Và thường từ họ tìm là ở trong một ngữ cảnh nào đó giúp họ nhận định.
Thứ hai, học sinh như tờ giấy trắng, kiến thức nhà trường cung cấp, nhất là cho các em tiểu học, thường được các em xem như là chân lý, các em hoàn toàn tin tưởng vào những điều mà sách cung cấp, nhất là SÁCH GIÁO KHOA. Một thời gian rất rất dài trước đây đã quy định sách giáo khoa là pháp lệnh nhà nước đối với giáo viên để truyền đạt cho học sinh, không biết đã bỏ quy định này chưa.
Nguyen: Bộ trưởng nói thế thì dân chúng tôi chịu thua!
Các độc giả trên báo Đất Việt bình luận
PEP: Từ điển sai thì tác giả nó chịu trách nhiệm, việc xuất bản từ điển chỉ một nhóm người chịu trách nhiệm, tiền nghiên cứu là tự họ sắp xếp chứ không lấy từ ngân sách. Như thể đủ thấy từ điển chỉ là một tác phẩm, công trình mang tính cá nhân, vậy mà ở đây nó được đặt trên cả cái thuộc về chuẩn mức cho giáo dục, được đầu tư từ nhà nước với con số hàng chục nghìn tỷ.
DIEM HANG PHAN VU: Cạn lời! Đúng là khó có cuốn sách nào không có sai sót, nên xưa nay sách có kèm tờ Đính chính là chuyện thường thấy. Nhưng tờ đính chính ấy thường chỉ bằng bàn tay, với tầm dăm ba lỗi chính tả/sai sót rất nhỏ cần sửa thôi!