Site icon Tin360

BPA – Chất độc trong nhựa liên quan đến chứng tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý

Nhiều vật chứa làm bằng nhựa như chai, lọ, hộp... là có chứa nhựa BPS/BPA độc hại... (Pixabay)

Áp dụng các phương pháp tự nhiên như vitamin B9], men vi sinh và làm cho cơ thể đổ mồ hôi có thể giúp loại bỏ chất độc phổ biến này.

Một nghiên cứu gần đây cho biết mối liên quan trực tiếp giữa hóa chất bisphenol-A (BPA) và hai chứng rối loạn thường gặp nhất ở trẻ em: chứng tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tập san PLOS ONE, khả năng giải độc BPA của cơ thể – một chất hóa học có trong vô số sản phẩm nhựa dùng hàng ngày – đã bị giảm ở trẻ em bị các bệnh tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý.

Mặc dù việc tránh hoàn toàn BPA gần như là không thể, nhưng khoa học mới cho biết mọi người có thể tối đa hóa quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể bằng nhiều cách. Điều này thậm chí có thể đơn giản như việc lựa chọn thực đơn cơ bản và tiết mồ hôi bằng cách dùng phòng tắm hơi.

Phơi nhiễm BPA và tổn hại sức khỏe

Từ những năm 1950, BPA đã được dùng rộng rãi để sản xuất nhựa và hàng tiêu dùng. Năm 1993, các nhà khoa học phát hiện rằng BPA bị rò rỉ từ các chai nhựa tổng hợp và có tác dụng như estrogen – hoạt động tương tự như estrogen, một hormone sinh dục nữ. Họ cũng phát hiện rằng BPA có tác dụng rất mạnh trong việc đẩy nhanh sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy tác hại của BPA đối với hệ thần kinh, sinh sản, tim mạch, nội tiết và hệ miễn dịch.

Vào tháng 9 vừa qua, nghiên cứu PLOS ONE đã thử nghiệm tính hiệu quả của quá trình giải độc BPA được gọi là glucuronidation ở trẻ tự kỷ, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý và các đối tượng đối chứng. Kết quả cho thấy khả năng giải độc đã giảm 11% ở nhóm trẻ tự kỷ và 17% ở nhóm trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng khả năng giải độc bị suy giảm là một cơ chế hợp lý cho cả hai chứng rối loạn này.

Các lựa chọn thay thế có tốt hơn không?

Mặc dù có dán nhãn là “không chứa BPA” nhưng các sản phẩm thay thế như bisphenol-S (BPS) và bisphenol-B (BPB) có thể có các đặc tính gây hại tương tự. Nghiên cứu mới đây cho thấy BPS cũng có thể phá vỡ chức năng nội tiết và gây ra các biến đổi nhiễm sắc thể.

‘Nói không với BPA’ có khả thi không?

Những người bảo vệ môi trường và người tiêu dùng đã kêu gọi việc thắt chặt kiểm soát với sự gia tăng nhanh chóng của BPA và đã đạt được một số thành công. Các hạn chế khác nhau tùy theo quốc gia và luật pháp của từng khu vực. Một số người đã hạn chế dùng BPA, đặc biệt là đối với các sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc với BPA là không thể tránh khỏi vì BPA rất phổ biến trong môi trường sản xuất. BPA có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày – chất này được tìm thấy trong vật liệu xây dựng, chai nước uống, hộp đựng thực phẩm, thiết bị điện tử, đường ống, sàn nhà, hoá đơn và quần áo. PBA cũng đã được phát hiện ở sông ngòi, nước uống, đất và không khí.

Thực phẩm tốt nhất để giải độc BPA

Những cách giảm thiểu BPA

Cách hạn chế phơi nhiễm với BPA

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times