Bị cậu chủ bỏ lại, con khỉ con hò hét rồi giãy nảy ăn vạ đến khi được chủ cho lên xe đi cùng mới thôi.
- Video: Chú khỉ chở bạn điệu nghệ bằng xe đạp
- Video: Múa đến kiệt sức, chim trống thẫn thờ vì vẫn bị đối phương từ chối
Video về con khỉ con ăn vạ khi không được đi chơi cùng chủ
Nguồn video: vtc.vn
Hình ảnh con khỉ trong văn hóa Á Đông
Trong 12 con giáp, con Khỉ – Thân đứng ở vị trí thứ 9. Khỉ được coi là loài vật thông minh hơn nhiều loài động vật khác và đã đi vào đời sống văn hóa Á Đông từ xa xưa.
Trong các nền văn hóa, hình ảnh con khỉ thường là biểu tượng của sự nghịch ngợm, tinh ranh, láu cá, nhanh nhẹn. Đôi khi, khỉ trở thành biểu tượng thần thánh như Tôn Ngộ Không trong văn hóa Trung Quốc, hay Hanuman trong văn hóa Ấn Độ.
Trong văn hóa phương Tây, hình tượng khỉ khá mờ nhạt bên cạnh các loài vật thần thoại khác như nhân mã, nhân sư, nàng tiên cá … Chỉ đến khi có sự xuất hiện của nhân vật King Kong – nhân vật giả tưởng nổi tiếng trên màn ảnh – thì khỉ mới ghi dấu ấn đậm nét trong đời sống của văn hóa đại chúng phương Tây.
Hình tượng con khỉ trong văn hóa Trung Hoa
Hình tượng con khỉ nổi tiếng nhất trong văn hóa Trung Hoa phải kể tới nhân vật Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa của nhiều thế hệ; và tiếp tục truyền cảm hứng cho nghệ thuật đương đại. Là nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong văn học Trung Quốc.
Tôn Ngộ Không có thân hình của một con khỉ, nhưng trí tuệ và năng lực thì siêu phàm. “Tây Du Ký” kể về cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc lọt lòng cho đến khi trở thành đệ tử của Đường Tam Tạng đến Tây Trúc thỉnh kinh.
Tôn Ngộ Không là đại diện cho lý trí. Lý trí dẫn dắt và soi đường cho hành động. Vì vậy, trong phim, người xem luôn thấy Ngộ Không đi trước, dẫn dắt mấy thầy trò; nhân vật luôn nhìn trước và xoay sở với những khó khăn, hoạn nạn gặp phải trong suốt cuộc hành trình.
Tuy nhiên, lý trí cũng thường nổi loạn, có thể trở nên kiêu căng, phách lối không chịu thua ai. Đã có lúc, Tôn Ngộ Không cho rằng mình to lớn bằng Trời và tự xưng là Đại Thánh; lên trời xuống biển, tung hoành không ngớt.
Đứng trước Ngọc Hoàng, Tôn Ngộ Không vẫn tự xưng là “Lão tôn” đầy kiêu ngạo, không chịu quỳ, ăn nói bất chấp thứ bậc. Vì vậy, Tôn Ngộ Không cần có kỷ luật, kỷ cương và nhất định phải đeo vòng kim cô. Khi tu luyện thành Phật, không cần tháo ra, chiếc vòng kim cô cũng tự nhiên biến mất.
Hình tượng con khỉ trong thành ngữ của người Việt
Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam cũng thường nhắc đến con khỉ. Ở miền sông nước, cây cầu tre bắc qua kênh thường được gọi là “cầu khỉ”. Thành ngữ liên quan đêbs hình ảnh con khỉ cúng rất phong phú. Ví như:
Rung cây dọa khỉ: Đặc điểm của loài khỉ là thường sống trên cây và rất sợ người. Vì vậy, người ta thường rung cây để dọa khỉ; nhưng càng lắc, khỉ càng bám chặt vào cây, không thể rơi xuống đất. Thành ngữ này ngụ ý rằng sự đe dọa của ai đó không có tác dụng.
Cóc đi guốc, khỉ đeo hoa: Ý câu này nói về kẻ hay hợm mình, đua đòi, giả tạo, không biết thân phận. Và nghĩa bóng của câu này khẳng định rằng đó là một điều nghịch lý; không bao giờ xảy ra trên thực tế.
Khỉ vẫn là khỉ, mèo vẫn hoàn mèo: Ý của câu này là ai đã có bản tính như vậy; thì dù có tìm mọi cách che đậy nhưng nó vẫn lộ ra như vậy, không thể che giấu được.
Dạy khỉ leo cây: Ý của câu này là phê bình ai đó làm việc thừa; là dạy một người thực sự hiểu biết hơn mình về mọi lĩnh vực. Và nghĩa bóng của câu này là dù ở đâu và lúc nào; sự khiêm tốn cũng sẽ được mọi người yêu quý và chắc chắn sẽ thành công trong công việc.
Khỉ bắt chước người: Ý của câu này là muốn nói về một người thích bắt chước người khác; nhưng sự bắt chước đó không phải là cách mà còn bị người đời giễu cợt, gièm pha và khinh thường.