Video: Chú khỉ chở bạn điệu nghệ bằng xe đạp
Chú khỉ chở bạn trông rất chuyên nghiệp, dù đèo thêm người bạn sau lưng nhưng nó vẫn vững tay lái.
- Video: ‘Messi giải làng’ lập siêu phẩm sút phạt khiến cổ động viên vỡ òa
- Video: Chó cưng ngủ bất chấp sự đời
Nội dung chính
Góc bình luận về chú khỉ chở bạn bằng xe đạp
Mới đây, một đoạn video ngắn ghi lại cảnh hai chú khỉ “lí la lí lắc” chở nhau quấn quýt trên chiếc xe đạp mini vô cùng điệu nghệ đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng; ai nấy đều ngất ngây trước độ dễ thương “vô bờ bến” này của hai chú khỉ.
Không thua kém gì con người, “tài xế” khỉ tỏ ra khá tự tin với khả năng đạp xe của mình; khi đèo theo “chiến hữu” phía sau với vẻ mặt vô cùng tự tin và không chút sợ hãi. Điều đáng nói, chú khỉ ngồi sau với biểu cảm cũng rất tin tưởng vào “trình độ” đạp xe của bạn mình.
Đôi chân nhanh nhẹn và đôi tay lái điêu luyện của chú khỉ này khiến người xem vô cùng bất ngờ. Chưa kể chú khỉ này còn biết cách linh hoạt né tránh các chướng ngại vật; hay thậm chí là “ôm cua rất ngọt” khi cần thiết.
Bình luận của người xem về chú khỉ chở bạn bằng xe đạp:
– Y như mình tập xe đạp hồi nhỏ.
– Hình như có tý men thì phải? Chắc vừa ở quán nhậu ra!
– Hôm nay đưa em đi phố vắng hoe. Không ánh đèn vàng nhưng lòng anh rộn ràng.
– Chú khỉ chở bạn cũng là con khỉ, té xuống cầu khỉ, có mấy con khỉ khô?
– Dễ thương quá hơ !!!…bởi vậy thích xem clip chó và khỉ nhất, vừa ngố ngố mà hài hài…khen chú khỉ này giữ thăng bằng quá hay, còn đèo thêm một người bạn nữa.
– Giữ thăng bằng giỏi ghê.
– Chắc khổ luyện lâu năm tay lái mới vững chắc được như vậy.
Video ghi lại hình ảnh chú khỉ chở bạn bằng xe đạp
Vì sao người Việt hay nói: “Chẳng câu được con khỉ nào?”
Người Việt có một cách nói rất lạ: Ví dụ, hôm nay một người đàn ông đi câu cá mà không câu được con cá nào sẽ nói: “Không câu được con khỉ nào!”. Đến nỗi một vị khách nước ngoài tình cờ nghe thấy cũng phải há hốc miệng kinh ngạc; chẳng lẽ có khỉ ở dưới sông?
Còn nữa, khi muốn phủ nhận nhận định của ai đó, người Việt sẽ nói: “Đúng, đúng cái con khỉ”. Tất nhiên, “con khỉ” này không phải là “con khỉ”, mà đó chỉ là một cách nói để nhấn mạnh rằng; người nói không chấp nhận những gì đối phương đưa ra.
Và còn nhiều trường hợp khác như “bố khỉ”, “đồ khỉ gió”, “khỉ mốc”,… Hình tượng con khỉ thường gắn với sắc thái tiêu cực, buồn chán, không mấy tích cực; hoặc đôi khi là lời nói bông đùa, mắng yêu.
Ngôn ngữ là một dòng chảy sống động, không tĩnh tại, nó hòa quyện vào các yếu tố văn hóa lịch sử của thời đại; nên nhiều câu nói bóng gió trong tiếng Việt có một nền tảng không hề tầm thường. Ví như vợ có “máu Hoạn Thư” thì ai cũng hiểu là ghen; hay nói một thằng Sở Khanh thì phải chuyên đi lừa con gái nhà lành. Hai chữ này xuất phát từ “Truyện Kiều”, một tác phẩm văn học kinh điển của đại thi hào Nguyễn Du. Những người chưa từng nghe nói đến Kiều, ít nhiều cũng biết tiếng Kiều đã thâm nhập vào ngôn ngữ bình dân của Việt Nam.
Câu nói ”Chẳng câu được con khỉ nào?” bắt đầu từ đâu?
Câu ”Chẳng câu được con khỉ nào?”, có lẽ khó có thể chứng minh được nguồn gốc chính xác của cách diễn đạt này.
Trong nguyên tác “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân, ở màn thứ sáu “Quán Thế Âm hội họp hỏi nguyên do; Tiểu Thánh trổ tài thu phục Đại Thánh”, Tôn Ngộ Không đã gây náo động thiên cung; nhưng mười vạn thiên binh thiên tướng lại không thể bắt được. Hai từ “con khỉ” liên tục được nhắc đến: Thượng đế nói, “Con khỉ quái đang làm loạn”; các thái úy nguyền rủa, “Con khỉ khốn kiếp”,…
Ngoài ra còn có một đoạn văn:
“Bồ tát hỏi:
– Nhà ngươi đi kiểm tra tình hình, thấy thế nào?
Huệ Ngạn liền thưa:
– ”Con vâng lệnh xuống núi Hoa Quả, mở thiên la địa võng, vào gặp phụ thân; báo cho phụ thân biết là Sư phụ đã sai con đi. Phụ thân nói: “Hôm qua đánh nhau với khỉ nhưng chỉ bắt được hổ, báo, voi, sư tử chứ không bắt được một con khỉ nào”. Hai cha con đang nói chuyện thì con khỉ quái vật thách đấu. Con xin ra trận, múa côn sắt với hắn năm sáu chục hiệp, địch không nổi, phải bỏ chạy về bản doanh. Đó là lý do tại sao phụ thân đã cử con và Đại Lực quỷ vương đến đây để nhờ giúp đỡ”.
Câu nói “Không bắt được con khỉ nào” không khỏi gợi cho chúng ta lời than thở của người câu cá bên trên. Phải chăng chúng thực sự có mối liên hệ nào đó?