Một châu Âu sắp đối mặt với mùa đông tàn khốc, lại do chính Mỹ gây ra bởi 1 quyết định sai lầm mang tính chiến lược. Đó là quyết định gì?
EU lún sâu thêm vào khủng hoảng
Trong khi diễn biến tình hình trên chiến trường Ukraine trở nên gay cấn, thì tại mặt trận kinh tế cũng diễn ra có phần kịch tính hơn.
Châu Âu đang chuẩn bị ban hành lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga vào ngày 5/12. Để khiến nước Nga bị tổn thương, Mỹ và EU đã yêu cầu thế giới phải ngừng mua năng lượng từ các gã khổng lồ dầu khí Nga.
Nhưng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Điện Kremlin trong khi châu Âu phụ thuộc vào dầu khí của Nga, thì chẳng khác gì dọn sẵn một chiến thắng tuyệt vời cho Nga, và đẩy EU lún sâu thêm vào khủng hoảng.
Đây sẽ là một mùa đông cực kỳ khó khăn đối với tất cả người dân châu Âu, khi họ phải đối mặt với tình trạng mất điện, hay các vấn đề về sưởi ấm và hóa đơn năng lượng cao ngất trời.
Rõ ràng, người Nga đang hy vọng vũ khí hóa mùa đông và buộc châu Âu đầu hàng. Nhưng đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, nhượng bộ Điện Kremlin cũng chẳng khác gì là một thảm họa.
Nhưng ít ai biết được rằng, chính Mỹ đã đẩy đồng minh châu Âu vào một mùa đông lạnh giá và tàn khốc.
Hủy bỏ đường ống EastMed: Chiến lược mù quáng
Hầu hết giới lãnh đạo EU hiện thừa nhận rằng, sự phụ thuộc năng lượng vào Nga là một sai lầm chiến lược. Nhưng đối với họ, mọi thứ trở nên quá muộn. “Quá trình chuyển đổi Năng lượng Xanh” của châu Âu lại đang có một lỗ hổng cực lớn: Đó là nó lại phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga.
Quay trở về quá khứ. Năm 2017, chính phủ Ý, Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Israel đã ký một tuyên bố xác nhận sự ủng hộ của họ đối với việc phát triển Đường ống Đông Địa Trung Hải (EastMed), một dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên trị giá 6,7 tỷ USD, dài 1.900 km để kết nối các nguồn dự trữ khí đốt của Israel, Cộng hòa Síp đến Hy Lạp và chuyển tiếp sang Châu Âu.
Đường ống có công suất ban đầu là cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm đến Hy Lạp, Ý và các nước Đông Nam Âu khác. Công suất sau đó sẽ được tăng lên tối đa trong giai đoạn hai. Dự án đã được chính phủ Châu Âu xác nhận là “Dự án vì lợi ích chung” (PCI).
Dự án đường ống EastMed được thiết kế để cải thiện an ninh năng lượng của châu Âu bằng cách đa dạng hóa các tuyến đường và nguồn cung cấp kết nối trực tiếp đến các lĩnh vực sản xuất, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga.
Nó sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu kết nối với mạng lưới khí đốt châu Âu, điều này sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động kinh doanh khí đốt ở Đông Nam châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi bị quốc tế cô lập bởi một số cuộc khủng hoảng ngoại giao với Israel và cả Hy Lạp, đã đe dọa thách thức đường ống EastMed. Ngược lại, các quốc gia khác trong khu vực như Ai Cập, Jordan, Lebanon và các quốc gia vùng Vịnh ủng hộ nhóm mà sau này trở thành nhóm EastMed, cũng được EU và Mỹ ủng hộ.
Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO duy nhất theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập – phần lớn là do vị trí địa lý có tầm quan trọng không thể thiếu của quốc gia này khi kiểm soát eo biển Dardanelles và lối vào Biển Đen từ Địa Trung Hải.
Đặt lên bàn cân tính toán giữa Thổ Nhĩ Kỳ so với liên minh khí đốt Hy Lạp, Síp và Israel, tổng thống Biden đã đi tới một quyết định lịch sử:
Chỉ vài tuần trước khi Nga tấn công Ukraine hồi tháng 2, tổng thống Biden đã khiến các đối tác EastMed bất ngờ khi đột ngột rút lại sự hỗ trợ của Mỹ đối với đường ống EastMed, qua đó giết chết dự án một cách hiệu quả, ngăn chặn nguồn cung năng lượng đa dạng cho châu Âu, theo reuters.
Nhà Trắng cho biết dự án trị giá 6,7 tỷ USD đi ngược lại với “các mục tiêu chống Biến đổi khí hậu”. Chính quyền Biden có lẽ cho rằng, EU đã không thực sự nghiêm túc với kế hoạch Năng lượng Xanh trong khi vẫn sử dụng nhiên liệu hóa thạch tới năm 2025, ngày dự kiến hoàn thành đường ống EastMed.
Chính quyền Biden cũng viện dẫn sự thiếu khả thi về kinh tế và thương mại, mặc dù một nghiên cứu năm 2019 do EU tài trợ đã xác nhận rằng “Dự án EastMed là khả thi về mặt kỹ thuật, khả thi về mặt kinh tế và cạnh tranh về mặt thương mại.”
Tính toán sai lầm của chính quyền Biden trong dự án đường ống EastMed, cùng với việc thủ tướng Olaf Scholz đóng cửa đường ống Nord Stream2 ngay trong tháng 2 hẳn đã khiến Điện Kremlin bật sâm panh ăn mừng.
Chỉ vài ngày sau, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev vào ngày 22/2/2022 đã tweet như sau: “Chào mừng bạn đến với thế giới mới đầy dũng cảm, nơi người châu Âu sẽ sớm trả 2.000 € cho 1.000 mét khối khí tự nhiên!”
Chính quyền Joe Biden đã phạm một tính toán sai lầm chiến lược mang tính lịch sử: Đó là hủy đường ống EastMed nhằm xoa dịu đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và và gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng của châu Âu.
Nếu người châu Âu phải chịu cảnh lạnh cóng vào mùa đông này, hoặc phải trả các hóa đơn năng lượng cao ngất trời, và lâm vào cảnh nghèo túng, họ cần phải hiểu rằng, đó là do lỗi của Tổng thống Joe Biden chứ không phải do Tổng thống Putin.
Có thể bạn quan tâm: