Xung đột Nga – Ukraine: Tình thế tuyệt vọng của Mỹ và EU
Có khá nhiều lý do để chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy sự chủ động nối lại liên lạc với điện Kremlin, khi cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan đã có cuộc hội đàm bí mật với người đồng cấp Nga là Yuri Ushakov.
Thứ nhất là việc đảng Dân chủ nhiều khả năng mất quyền kiểm soát Hạ viện khiến Tổng thống Biden và đảng của ông khó có thể tự do thúc đẩy đường lối chính sách đối ngoại, bao gồm hỗ trợ hết mình cho Ukraine.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ về bất ổn chính trị, đặc biệt nếu có thêm dòng người tị nạn từ Ukraine đổ vào các quốc gia thành viên NATO/EU trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt, càng khiến các đồng minh của Mỹ khó có khả năng chịu đựng thêm nữa.
Thứ ba là hậu quả từ các lệnh trừng phạt chống lại Nga đã khiến châu Âu bị tổn thương nghiêm trọng. Bất chấp việc EU bôn ba đi khắp các châu lục tìm nguồn cung thay thế, nhưng không có ai có thể đáp ứng nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, đáng tin cậy, nhanh chóng và rẻ tiền của Nga thông qua các mê cung đường ống sẵn có.
Lưu ý là người Nga đang thắng thế trên mọi mặt trận kinh tế, xã hội và chiến trường trước NATO và EU. Việc Nga cố tình giảm nhịp độ cuộc chiến và giữ thế phòng thủ trong vài tháng qua, chính là muốn kéo dài cuộc chiến tại Ukraine cho tới mùa đông, nhằm làm Mỹ và EU mệt mỏi.
Vậy tại sao chính quyền Joe Biden lại phải muối mặt chủ động liên hệ một thỏa thuận với người Nga?
Câu trả lời là: Chính quyền Biden có thể cảm nhận được động thái tiếp theo của Nga với sự xuất hiện của Tướng Surovikin còn có biệt danh là Tướng của Ngày Tận thế.
Ngay sau khi nhậm chức Tổng tư lệnh vũ trang Nga tại Ukraine, vị tướng này đã ngay lập tức ra lệnh hủy diệt toàn bộ hệ thống mạng lưới năng lượng trên toàn lãnh thổ Ukraine trước sự chứng kiến bất lực của cả Mỹ, NATO và EU.
Hệ quả các vụ oanh kích trên không của Nga đã đưa Ukraine trở về thời kỳ đen tối theo đúng nghĩa, do thiếu nhiệt và điện. Điều này đã đẩy chính quyền Tổng thống Zelensky vào tình thế vô cùng khó khăn, và về lâu dài sẽ dẫn đến một chiến thắng rõ ràng theo các điều kiện của Nga không còn là thực tế xa vời.
Điều đó sẽ bao gồm việc Nga đóng cửa biên giới Ukraine và Ba Lan thông qua một mũi tiến công từ Belarus, khi Nga đã điều một lực lượng quân đội đông đảo đóng quân tại nước này. Cộng thêm việc các đường dây cung cấp vũ khí của NATO bị chặn ngay từ cửa ngõ thành phố biên giới Lviv, đã khiến số phận chính quyền Kiev coi như đã khép lại.
Ngoài ra, sự huy động của khoảng 80.000 binh sĩ trong tổng số 300.000 lính Nga có nguy cơ giáng một đòn mạnh vào quân đội Ukraine, trong khi NATO/EU không muốn đối đầu trực diện với Nga.
Thêm nữa, chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Trung Quốc cho thấy sự bất đồng quan điểm đang bùng phát trong lòng châu Âu. Một nước Ý với chính phủ cánh hữu lên nắm quyền, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết sẽ dần xa lánh các chính sách phiêu lưu quân sự của Brussel.
Vương quốc Anh, đồng minh trung thành của Mỹ ở Ukraine, cũng đang chịu áp lực to lớn, có khả năng phân tán trong việc ủng hộ Ukraine và lo tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước với khoản thâm hụt tài chính trị giá 50 tỷ bảng Anh.
Tất cả điều này đang trở thành hệ quả to lớn cho mặt trận thống nhất chống Nga của phương Tây. Ngoài ra, NATO đã từng mạnh miệng tuyên bố không để Nga chiến thắng, cũng như chính quyền Biden đã từng công khai tán thành kế hoạch lật đổ Putin và hủy bỏ nước Nga. Giờ đây tất cả đều sụp đổ.
Vì vậy một thỏa thuận ngầm với Nga, có lợi cho cả đôi bên, nhằm tránh mất mặt cho cả Mỹ và NATO đã được thực hiện gấp rút ngay sau khi kết quả bầu cử tại Mỹ được ngã ngũ.
Nghệ thuật đỉnh cao của thỏa thuận
Không ai thực sự biết chi tiết về cuộc thỏa thuận này. Nhưng những diễn biến tại Kherson cho thấy, địa danh này chắc chắn nằm trong thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và Nga.
Việc Nga rút quân khỏi Kherson sẽ mang lại chiến thắng về mặt truyền thông cho cả Ukraine/Mỹ/NATO và EU. Lực lượng Nga sẽ rời hữu ngạn sông Dnepr trong một cuộc rút lui quân sự có chủ ý và công khai. Tất nhiên mọi chuyện sẽ không thể dễ dàng êm ru như vậy nếu không có các cuộc đàm phán giữa đôi bên.
Vậy khả năng thỏa thuận này là gì?
Các nhà quan sát nhận định, sông Dnepr sẽ là chiến tuyến dàn xếp và thương lượng giữa 2 bên, khi Nga lui quân về phía tả ngạn và sẽ giữ quyền kiểm soát khu vực miền đông Donbass, nhưng sẽ không tiến thêm về phía Kharkov và Odessa.
Việc Nga phá hủy các cây cầu chiến lược bắc qua sông Dnepr ở phía tây hướng tới Nikolaev thuộc thành phố Mykolaiv và xa hơn về phía Odessa là một ví dụ.
Vậy điều kiện để Nga đồng ý thỏa thuận này là gì? Đó là sự mở rộng của NATO chắc chắn sẽ bị đóng băng.
Thủ đô Kiev đang chìm trong bóng tối vì mất điện do các trạm biến áp điện đã bị phá hủy. Có khả năng Kiev sẽ nhận được điện từ nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye do Nga đang kiểm soát. Đổi lại, lực lượng Ukraine sẽ phải ngừng pháo kích vào cơ sở hạ tầng trọng yếu này.
Các cuộc đàm phán có thể đã được manh nha từ chính đồng minh của Mỹ và là đối tác quan trọng của Nga. Đó chính là Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ, theo reuters.
Theo giới quan sát, mục tiêu của Mỹ trong ngắn hạn sẽ hướng tới một loại thỏa thuận Minsk 3 – với Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là bên trung gian. Vai trò của Tổng thống Zelensky đã bị gạt sang một bên, trở nên thụ động khi cố vấn an ninh Nhà trắng Sullivan bất ngờ đến Kiev để thuyết phục ông phải ngồi vào bàn đàm phán.
Có thể bạn quan tâm: