Site icon Tin360

Khang Hy bài học dạy con: “Tâm phải nhỏ mà gan phải lớn.”

Sưu tầm

Trong thời đại mà nhiều bậc cha mẹ đang loay hoay giữa muôn vàn phương pháp giáo dục hiện đại. Một kho tàng trí tuệ đang bị lãng quên – đó là bài học dạy con từ Khang Hy.

Vị hoàng đế vĩ đại đã trị vì Trung Hoa suốt 60 năm. Bằng chính kinh nghiệm và đạo lý từ văn hóa truyền thống, Khang Hy đã nuôi dưỡng nên những bậc minh quân kế tục; đặt nền móng vững chắc cho 200 năm thịnh trị của nhà Thanh. Mời quý vị cùng suy ngẫm.

Khang Hy – Người cha mẫu mực và vị minh quân tài đức

Khang Hy không chỉ là vị vua có công khai quốc và giữ vững giang sơn; mà còn là một người cha mẫu mực, đặt toàn tâm toàn ý vào việc giáo dưỡng con cái. Ông từng nói trước triều đình:

“Trẫm luôn ghi nhớ trọng trách tổ tiên giao phó. Việc giáo dục các hoàng tử phải được bắt đầu sớm, không dám chểnh mảng…”

Đích thân ông kiểm tra việc học của các hoàng tử từ lúc trời chưa sáng cho đến đêm khuya. Không chỉ học kinh sách, các hoàng tử còn được rèn luyện võ nghệ, thư pháp, thiên văn, âm nhạc, kỹ năng bắn cung, cưỡi ngựa, bơi lội… Một chương trình giáo dục toàn diện, hòa quyện cả đạo đức, trí tuệ và thể chất, với cốt lõi là tình phụ tử và tinh thần trách nhiệm.

Nhà truyền giáo người Pháp – Bá Tân – đã ghi chép trong báo cáo gửi về châu Âu:

Cách dạy con nghiêm khắc của hoằng đế Khang Hy ( Ảnh: Internet)

“Hoàng đế Trung Hoa dùng tình phụ tử làm khuôn mẫu để giáo dục các hoàng tử, thật đáng khâm phục…”

Khang Hy dạy con Đạo lý sâu sắc :“Tâm phải nhỏ mà gan phải lớn”

Một trong những lời răn dạy để đời của Khang Hy được ghi lại trong sách “Đình huấn cách ngôn” là:

“Tâm phải nhỏ mà gan phải lớn.”

Câu nói tuy ngắn gọn nhưng ẩn chứa triết lý giáo dục sâu xa. “Tâm nhỏ” là tâm cảnh cẩn trọng, không chủ quan khi chưa thấy nguy cơ. “Gan lớn” là sự quả cảm, bình tĩnh đối diện khó khăn. Khang Hy dạy con cháu rằng:

Đây chính là nguyên lý âm dương trong đối nhân xử thế. Cân bằng giữa lo xa và bình tĩnh, giữa cẩn trọng và quả cảm. Làm chủ được cảm xúc, hành động có lý trí . Đây là nền tảng đạo đức vững vàng mà Khang Hy truyền lại cho con cháu.

Giáo dục truyền thống – Gốc rễ của một quốc gia hưng thịnh

Không phải ngẫu nhiên mà sau Khang Hy là hai vị vua kiệt xuất: Ung Chính và Càn Long, những người không chỉ giỏi trị quốc mà còn khiêm nhường, trí tuệ và nhân hậu. Di sản quý báu của Khang Hy chính là tấm gương về một người cha. Ông đặt đạo lý lên trên danh lợi, một vị vua coi giáo dục là nền tảng của quốc gia.

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đang chạy theo xu hướng giáo dục phương Tây, kỳ vọng cao nhưng lại bỏ quên phần bồi dưỡng đạo đức; điều từng là cốt lõi trong nền giáo dục truyền thống. Bài học dạy con từ Khang Hy là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Trở về với văn hóa truyền thống là trở về với gốc rễ của sự thành nhân và thành tài.

Khang HY dạy con văn võ song toàn (Ảnh: Internet)

Lời răn của Khang Hy và lời nhắn gửi tới các bậc cha mẹ hôm nay

Quý vị thân mến, trong chuyên mục “Cùng con trở về với văn hóa truyền thống”, chúng tôi xin được chia sẻ lại lời dạy của Khang Hy như một thông điệp gửi tới các bậc cha mẹ thời nay:

Hãy cho con nền tảng đạo đức vững chắc. Rrèn cho con tâm thế biết lo xa nhưng cũng biết điềm tĩnh.
Hãy để con học cách đối diện với gian nan bằng bản lĩnh và đức hạnh, thay vì chỉ dạy con cách thành công.

Đó không chỉ là bài học dạy con từ Khang Hy, mà còn là bài học dành cho muôn đời con cháu, là ánh sáng dẫn đường giữa những rối ren của thời đại.