Cô Li-Meng Yan, nhà nghiên cứu virus Hồng Kông đang tị nạn ở Mỹ tuyên bố trong buổi phỏng vấn độc quyền với Foxnews rằng Bắc Kinh đã biết về sự tồn tại của nCoV từ lâu trước khi công bố dịch và rất nhiều sinh mạng đã có thể được cứu nếu chính quyền Trung Quốc không kiểm duyệt công việc của cô.
Xem thêm:
- WHO ghi nhận số ca nCoV kỷ lục trong ngày từ trước tới nay
- Hàng chục ngàn chân, nội tạng lợn trải khắp 1km bãi biển Đông Quan, Trung Quốc
- Bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán tăng đột biến, Hồng Kông đóng cửa toàn bộ trường học
Cô Yan là nữ tiến sĩ virus học và miễn dịch học của Trường Y tế Công Đại học Hồng Kông. Cô quyết định đến Mỹ để nói sự thật về nguồn gốc của Covid-19 vì “Nếu tôi nói điều đó ở Hồng Kông. Thời điểm tôi bắt đầu nói, tôi sẽ bị biến mất hoặc giết chết”.
Chính quyền Trung Quốc che giấu về virus Corona
Yan nói rằng cô là một trong những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về Covid-19. Bắt đầu từ cuối năm 2019, cấp trên của cô, Tiến sĩ Leo Poon thuộc một phòng thí nghiệm ở Đại học Hồng Kông (cũng là phòng thí nghiệm điều trị cúm được chỉ định bởi WHO) yêu cầu cô bí mật điều tra một ổ dịch giống SARS xuất hiện ở Vũ Hán.
Trong bài phỏng vấn, cô chỉ ra đoạn hội thoại của mình với một người bạn (là một khoa học gia ở trung tâm CDC Trung Quốc) vào ngày 31/12/2019. Người này nói có trường hợp nhiễm bệnh theo cụm gia đình, như vậy căn bệnh này có thể truyền từ người sang người. Tuy nhiên ngày 14/1/2020, WHO vẫn ra thông báo rằng “không có bằng chứng rõ ràng cho việc truyền từ người sang người” của virus corona.
Sau khi nghiên cứu và tìm thông tin từ các đồng nghiệp tại Trung Quốc, cô phát hiện dịch bệnh lây từ người sang người tại Vũ Hán đã rất nghiêm trọng. Mọi người không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cũng như không có các phương án bảo vệ bác sĩ và bệnh nhân nhưng chính quyền lại không cho phép công bố những thông tin này. Yan đã báo cáo những phát hiện của mình cho ông Leo Poon nhưng ông chỉ gật đầu và nói cô cần “giữ im lặng và thận trọng”.
Tiến sĩ Yan nói bản thân cảm thấy rất thất vọng, tuy nhiên cô cũng biết được tình trạng tham nhũng trong những tổ chức quốc tế như WHO, hay chính quyền Trung Quốc, ĐCSTQ.
Mặc dù phải đối mặt với những nguy hiểm, cô vẫn chia sẻ nghiên cứu của mình với một blogger hiện ở Mỹ. Người này sau đó đã công bố những nghiên cứu của cô vào ngày 19/1/2020.
4 giờ sau khi chương trình lên sóng, chính quyền Trung Quốc đã thay đổi số bệnh nhân từ 62 lên 198 (tăng gấp 3 lần) và công nhận virus corona lây từ người sang người. 3 ngày sau (23/1) chính quyền đóng cửa Vũ Hán.
Đối mặt với nguy hiểm để phơi bày sự thật
Sau đó vài tuần, cô Yan nhận được cảnh báo của người bạn blogger. Anh biết cô đang gặp nguy hiểm và cần phải rời (khỏi Hồng Kông) càng sớm càng tốt.
Chồng cô cùng làm việc ở phóng thí nghiệm. Cô nói anh biết về nghiên cứu của cô và vẫn luôn âm thầm ủng hộ vợ. Tuy nhiên khi cô kể cho anh những chuyện đang xảy ra, anh ấy đã trở nên tức giận, đổ lỗi, và cực kỳ sợ hãi chính quyền Trung Quốc.
Cô cố gắng thuyết phục chồng cùng đến Mỹ với mình nhưng đã thất bại.
Anh nói: “Họ sẽ giết tất cả chúng ta”.
Vì vậy vào ngày 28/4, cô đã bay đến Mỹ. Ngày hôm đó Yan cực kỳ sợ hãi, mỗi một bước đi trước khi chuyến bay khởi hành, cô biết mình có thể bị giữ lại.
Lúc đặt chân được đến LAX (Sân bay quốc tế Los Angeles), có hai cảnh sát yêu cầu cô Yan dừng lại và mời vào phòng làm việc. Họ hỏi cô đến từ đâu, làm công việc gì, lúc ấy, cô rất sợ hãi, nhưng cô ấy quyết định nói thật: “Đừng bắt tôi quay lại Trung Quốc, tôi đến đây để nói sự thật về Covid-19. Xin hãy bảo vệ tôi nếu không chính quyền Trung Quốc sẽ giết tôi”. Hai cảnh sát đã bị sốc.
Chỉ vài giờ sau khi cô rời khỏi Hồng Kông, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đến quê cô và các cảnh sát gây khó dễ cho gia đình cô. Cô cũng không thể truy cập vào các tài khoản công việc và email của mình.
Bắt đầu từ giữa tháng 5, lực lượng an ninh mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu công kích cô. Lúc đó cô cũng chưa bao giờ ra mắt trước công chúng, chỉ có chính phủ biết cô là ai. Nhưng họ bắt đầu tung tin đồn, hủy hoại danh tiếng và nói rằng cô nói dối.
Họ thậm chí tạo tài khoản Facebook giả sử dụng tên và thông tin của cô Yan và tự nói rằng mình đang bị bắt cóc sang Mĩ, đang nói dối và thậm chí nói cô bị tâm thần.
Ngoài ra Đại học Hồng Kông cũng khóa tài khoản của cô, xóa trang web của cô trên website của đại học.
Cô cũng lo lắng về an toàn của bạn bè, người thân và tất cả những người đã gửi thông tin cho cô. Cô Yan tin chính mình cũng đang gặp nguy hiểm nhưng thế giới đang phải chạy đua với thời gian trước đại dịch này, cô quyết định phải chia sẻ với thế giới những gì mình biết.
“Tôi biết họ đối xử với những người tố giác như thế nào. [Họ muốn] bịt miệng những người muốn tiết lộ sự thật, không chỉ về Covid-19 mà cả những gì đang xảy ra tại Trung Quốc. Ví dụ trong dịch SARS (đại dịch năm 2003), bác sĩ Jiang Yanyong đã tiết lộ bằng chứng (giấu dịch) của Bắc Kinh… và ở Thượng Hải, nhóm (bác sĩ khác) lần đầu tiên trên thế giới nghiên cứu quá trình của SARS-COVID-2 (virus corona) và xuất bản vào tháng Hai năm nay. Sau đó phòng thí nghiệm của họ đã bị chính phủ đóng cửa.”
“Tôi đang chờ để nói tất cả những điều tôi biết, cung cấp tất cả bằng chứng cho Chính phủ Hoa Kỳ,” Yan nói thêm. Cô cũng cảnh báo rằng chúng ta không nên phán đoán đặc tính của chủng virus này dựa theo kinh nghiệm quá khứ. “Đó không phải là điều bạn từng thấy, đây là một điều rất khác. Chúng ta cần tìm bằng chứng thực và có được bằng chứng thực vì đây là chìa khóa quan trọng để chấm dứt dịch bệnh. Chúng ta không có nhiều thời gian”.
“Đây không phải vấn đề chính trị mà là sức khỏe toàn cầu. Điều quan trọng là khi mọi người biết sự thật, họ sẽ có cách để bảo vệ chính mình và người thân”, cô Yan chia sẻ với Fox News.
Theo Fox News