Sữa bột, thuốc điều trị, thực phẩm chức năng giả đang âm thầm gieo rắc hiểm họa chết người, khoác lên mình vỏ bọc cao cấp và những lời quảng cáo “có cánh”.
- Nam Định xác minh vụ việc bệnh viện bị tố đòi tiền trước khi cấp cứu trẻ bị tai nạn
- Công an TP.HCM triệt phá hai đường dây ma túy lớn
- Trà xanh cho da dầu vì sao lại được ưa chuộng?
Hàng giả y tế: Khi tội ác mang hình hài của “niềm tin”
Tháng 4/2025, hàng loạt đường dây sản xuất sữa; thuốc và thực phẩm chức năng giả bị Bộ Công an triệt phá đã hé lộ sự thật rùng mình. Không chỉ là những sản phẩm nhái thương hiệu; mà đó là các “liều thuốc độc” được trộn từ hóa chất rẻ tiền, nguyên liệu không rõ nguồn gốc; khoác lên lớp vỏ ngoài đẹp đẽ cùng chiêu trò truyền thông rầm rộ.
Nạn nhân của những sản phẩm này không ai khác chính là người bệnh, người già, trẻ em – những đối tượng dễ bị tổn thương nhất; đặt niềm tin tuyệt đối vào những lời hứa hẹn về “sức khỏe toàn diện”.
Những đường dây khổng lồ và tội ác có tổ chức
Trong chuyên án điển hình; Bộ Công an đã triệt phá đường dây sản xuất sữa giả quy mô lớn do Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà cầm đầu. Gần 600 loại sữa giả được phân phối rộng khắp cả nước, len lỏi vào nhà thuốc, bệnh viện, cửa hàng thực phẩm chức năng.
Chỉ trong vài năm, đường dây này đã tiêu thụ lượng sữa với doanh thu gần 500 tỷ đồng; bằng thủ đoạn pha chế hóa chất, đóng gói tinh vi, gắn tem mác như thật.
Không chỉ dừng lại ở sữa; Công an tỉnh Thanh Hóa cũng triệt phá một đường dây chuyên sản xuất thuốc giả điều trị ung thư, tim mạch, tiểu đường. Tang vật thu giữ gồm gần 10 tấn thuốc và nguyên liệu giả; với 21 loại thuốc tân dược bị làm giả tinh vi.
Thực phẩm chức năng giả: “Giải pháp thần kỳ” hay liều thuốc giết người?
Trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng phát triển mạnh; những kẻ trục lợi đã tận dụng tâm lý người tiêu dùng để tung ra sản phẩm giả với lời quảng cáo hấp dẫn như “cải lão hoàn đồng”; “chữa bệnh nan y không cần thuốc tây”.
Đường dây của Nguyễn Năng Mạnh (Phúc Thọ, Hà Nội) lập công ty từ năm 2016; sản xuất thực phẩm chức năng giả suốt gần một thập kỷ mà không bị phát hiện. Các sản phẩm kém chất lượng được “hợp pháp hóa” bằng chứng nhận giả; rồi tung lên sàn thương mại điện tử; bán tràn lan trên mạng xã hội với giá cao gấp hàng chục lần chi phí thật.
Sự đồng lõa của lỗ hổng quản lý
Sự tràn lan của hàng giả không thể xảy ra nếu không có những kẽ hở trong quản lý. Đại diện Phòng 2 – Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an thừa nhận: “Nhiều sàn thương mại điện tử và mạng xã hội đang vô tình tiếp tay cho tội phạm”.
Không ít người nổi tiếng trở thành kênh truyền thông chính cho sản phẩm giả; thậm chí những sản phẩm độc hại này còn được đưa vào các cơ sở y tế; khiến người dân tin rằng họ đang được chữa trị đúng cách.
Nguy cơ thật sự: Tổn thương sâu sắc cả sức khỏe lẫn niềm tin
Hậu quả của hàng giả không chỉ là mất tiền. Nhiều bệnh nhân đã đánh đổi tính mạng khi sử dụng thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả. Một số chỉ nhận ra sự thật khi cơ thể xuất hiện biến chứng nặng nề; trong khi nhiều người không bao giờ có cơ hội quay lại với liệu trình điều trị đúng đắn.
Cái giá phải trả là mạng sống, là niềm tin bị phản bội; là nỗi đau âm thầm của hàng triệu gia đình.
Tội ác vô hình – Ai sẽ chịu trách nhiệm?
Dư luận đang đặt câu hỏi: Ai sẽ chịu trách nhiệm về những sản phẩm chết người đó? Các sản phẩm giả không thể hiện diện ngoài thị trường nếu có sự kiểm soát chặt chẽ và trách nhiệm từ cơ quan chức năng.
Những vụ việc bị phanh phui chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nếu không có bước đột phá trong công tác kiểm tra, cấp phép và giám sát, thị trường hàng giả trong lĩnh vực y tế sẽ tiếp tục đe dọa sinh mạng người dân.
Cần sự vào cuộc mạnh mẽ và kiên quyết hơn nữa
Hàng giả trong lĩnh vực y tế không chỉ là hành vi lừa đảo tài chính – đó là tội ác giết người trong bóng tối. Một tội ác không dao, không súng nhưng gieo rắc hậu quả nghiêm trọng, dai dẳng và không dễ khắc phục.
Chỉ khi tất cả các cơ quan chức năng, truyền thông và cộng đồng cùng hành động, siết chặt kiểm soát, nâng cao nhận thức, chúng ta mới có thể bảo vệ sức khỏe, niềm tin và sự sống của hàng triệu người dân.
Theo: Công an nhân dân