Cả Washington lẫn Kyiv đã dựng nên một cuộc gặp tại Nhà Trắng giữa hai nguyên thủ quốc gia theo đúng phong cách phô trương của Hollywood, chỉ để tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ cung cấp không phải một bộ sưu tập, mà là một khẩu đội Patriot duy nhất cho chính quyền Tổng thống Zelensky.
Một khẩu đội Patriot đi kèm với radar, nhiều máy tính, thiết bị phát điện và một “trạm kiểm soát giao chiến”, tức là cần có tới 90 quân nhân để vận hành và bảo trì nó. Phía Nga không lưu tâm Patriot sẽ do binh sĩ Ukraine hay do binh sĩ hay lính đánh thuê của NATO điều khiển, bởi họ công khai tuyên bố rằng, Patriot sẽ được coi là mục tiêu hợp pháp.
Vì vậy, trong những tháng sắp tới của năm 2023, cả người Nga lẫn người Mỹ sẽ kiểm chứng năng lực thật sự của Patriot ở Ukraine. Tuy nhiên phía Nga không quá bất ngờ với Patriot khi đã được chứng kiến hệ thống phòng thủ tên lửa này hoạt động ở vùng đất Ả Rập – nơi thường xuyên bị tên lửa phòng không tầm trung Houthi của Iran quấy nhiễu.
Tổng thống Putin không che giấu sự xem thường Patriot khi ông tuyên bố: “Hệ thống Patriot là một hệ thống lỗi thời và nó không hiệu quả giống như S-300 của chúng tôi. Chúng tôi sẽ ghi nhớ điều này, sẽ có thuốc giải độc”.
Tuy nhiên không giống như ở Ả Rập xê út, tất cả tiềm lực tình báo, trinh sát và vệ tinh tập thể của phương Tây đều dồn sức và luôn ở trong tình trạng báo động ở Ukraine 24/7.
Nhưng chỉ với khẩu đội Patriot duy nhất, ngay cả những người ngoài cuộc như chúng ta đều biết rằng, sẽ có rất ít tác động trên chiến trường Ukraine.
Về mặt chiến thuật, khẩu đội Patriot này sẽ bảo vệ các cơ sở chiến lược trọng yếu nhất của Ukraine, nhưng chỉ trong một khu vực rất hạn chế. Theo tờ Time, “một khẩu đội Patriot có tầm bắn xa nhưng chỉ có thể bao phủ một khu vực rộng hạn chế. Ví dụ, Patriots có thể bảo vệ hiệu quả một căn cứ quân sự nhỏ, nhưng không thể bảo vệ hoàn toàn một thành phố lớn như thủ đô Kyiv. Chúng [Patriot] chỉ có thể bảo vệ một phần của thành phố mà thôi”.
Điều quan trọng hơn đối với Mỹ và NATO, là việc triển khai Patriot này, cùng với các hệ thống phòng không khác như NASAMS (của Mỹ), IRIS-T (của Đức), và SAMP-T (của Pháp)… một lần nữa chứng minh rằng, Ukraine thực chất đang nằm dưới quyền kiểm soát của NATO khi hệ thống phòng không Patriot được tích hợp hoàn toàn với hệ thống phòng không liên kết NATINADS của NATO.
Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là với sự can dự trực tiếp này của NATO, Ukraine sẽ ngày càng phải hứng chịu hỏa lực nhiều hơn của người Nga và áp lực lên hệ thống phòng không Ukraine cũng sẽ tăng lên theo cấp số nhân.
Nhiều khả năng Bộ Tổng tham mưu Nga có thể đã lên kế hoạch làm thế nào để tiêu diệt Patriot ngay lập tức. Đối với Moscow, nếu việc này thành công sẽ biến mọi công sức PR của chính quyền Biden và Zelensky trở về con số 0 tròn trĩnh.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Tại sao cho đến bây giờ Mỹ mới chuyển giao “khẩn cấp” Patriot cho Ukraine? Bỏ qua lý do ngụy tạo thời gian đầu là do Mỹ lo ngại leo thang với Nga. Lý do chính có thể là do nhiều khả năng liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng với các hệ thống phòng không của Mỹ và NATO đã không hoạt động hiệu quả trước tên lửa của Nga trong thời gian qua.
Tên lửa tầm trung HAWK của Mỹ không có khả năng đánh chặn các tên lửa hành trình hiện đại của Nga. IRIS-T của Pháp còn khá thô sơ và cần sự giám sát liên tục của nhóm sửa chữa kỹ thuật từ Đức. Các hệ thống phòng không Stingers và NASAMS của Mỹ chỉ có hiệu quả “khi người điều khiển chúng có khả năng nhìn thấy tên lửa đồng thời phải nhìn thấy đủ lâu để bắn trúng chúng”.
Ukraine hiện chủ yếu dựa vào các hệ thống S-300 của Nga và các tên lửa Stinger di động của Mỹ. Tuy nhiên chúng không đủ để giúp bảo vệ nước này khỏi các tên lửa tối tân vượt trội của Nga.
Thực tế chỉ có các hệ thống S-300 đã hoạt động hiệu quả trong các cuộc tấn công của Nga, nhưng việc bảo vệ cả một đất nước rộng lớn với địa hình đồi núi và rừng rậm như Ukraine đã gây ra một thách thức lớn cho các hệ thống S-300.
Tóm lại là, hệ thống phòng không của Ukraine dù được các thành viên NATO hợp lực cung cấp, nhưng đã không thể phát huy hiệu quả, và kết quả là hạ tầng cơ sở năng lượng của Ukraine đang dần trở về thời kỳ đồ đá.
Câu hỏi đặt ra là: Cả một dàn tên lửa phòng không của NATO đã không thể giúp ích, vậy 1 khẩu đội Patriot liệu sẽ giúp Ukraine đảo ngược tình thế? Tất nhiên câu trả lời là không. Bởi mục đích chính của Mỹ điều Patriot đến Ukraine là để nhằm mục đích nghiên cứu.
Người Nga tin rằng, Tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ là Raytheon đang rất quan tâm đến việc các radar Patriot của họ sẽ hoạt động như thế nào trước tên lửa của Nga thay vì của Iran, và liệu chúng phát hiện được bao nhiêu % khi tên lửa siêu thanh Kinzhal xuất kích.
Đương nhiên, về phía Nga cũng sẽ có các quan tâm giống người Mỹ, khi họ có thể theo dõi tần số radar của Patriot và cải thiện hệ thống tác chiến điện tử và tên lửa chống radar của mình.
Một khẩu đội Patriot của Mỹ có giá 1,2 tỷ đô la, bệ phóng Patriot có giá khoảng 10 triệu USD, mỗi quả tên của nó có giá tới 4 triệu đô la trong khi người Nga sở hữu rất nhiều UAV. Chỉ riêng việc người Mỹ bắn một tên lửa trị giá 4 triệu đô la vào 1 UAV trị giá từ 20 đến 50.000 đô la của Nga đã cho thấy không hiệu quả về mặt kinh tế.
Vậy liệu 1 bầy “UAV” được cử đến thì Ukraine có đủ tên lửa để bắn hạ trong khi chỉ cần một trong số bầy UAV này cũng có thể dễ dàng xóa sổ 1, 2 tỷ đô la chứ chưa nói đến tên lửa hành trình tối tân của Nga.
Mark Cancian, một đại tá Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu và là cố vấn cấp cao tại CSIS, cho biết: “Bắn một tên lửa trị giá hàng triệu đô la vào một máy bay không người lái trị giá 50.000 đô la là một đề xuất thất bại”.
Còn nhớ vào thời điểm này năm ngoái, Ả rập xê út đã từng cầu cứu Mỹ khi kho tên lửa Patriot của nước này cạn kiệt sau khi liên tục phải đối phó các cuộc tập kích bằng tên lửa Houthi của phiến quân Yemen.
Có một thực tế là, hiện cả Nga và Ukraine (bao gồm Mỹ, NATO, EU) đều ngầm xác nhận rằng, cuộc xung đột sẽ kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tuy nhiên để chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài này, lại phụ thuộc vào việc bên nào có nền tảng công nghiệp mạnh hơn. Một quốc gia phải có năng lực sản xuất để phục vụ cuộc chiến. Thật không may, phương Tây dường như không có, trong khi người Nga lại đang chứng tỏ ưu thế của mình.
Thực tế Nga đang 1 mình chống lại cả NATO, với một liên minh 50 quốc gia đang cung cấp vũ khí cho Ukraine như Tổng thống Biden hôm 21/12 tuyên bố: “Hơn 50 quốc gia đã cam kết cung cấp gần 2.000 xe tăng và các phương tiện bọc thép khác; hơn 800 hệ thống pháo binh; thêm 2 triệu viên đạn pháo; và hơn 50 hệ thống phóng tên lửa đa năng tiên tiến; tất cả các hệ thống chống hạm và phòng không — và phòng không đều nhằm tăng cường sức mạnh cho Ukraine”.
Việc hạ tầng cơ sở năng lượng Ukraine bị phá hủy trên diện rộng khi phòng không Ukraine không thể ngăn cản được tên lửa và UAV của Nga, cùng với tin tức tại các chiến trường trọng yếu như Bakhmut càng khẳng định Nga đang thắng NATO tính tới thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm: