Nhận định trên có thể làm buồn lòng những ai đã từng coi trọng một nền báo chí tự do ở Mỹ quốc. Đúng, nước Mỹ đã sản sinh và đó đây vẫn còn có những nhà báo chính trực, nhưng không thể phủ nhận cuộc bầu cử đã lộ ra rất nhiều mảng tăm tối của truyền thông nước này.
- Báo chí ‘bóp méo’ lời Trump; Châu Âu cần chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc
- Trump là một trong các ‘tổng thống bảo thủ’ vĩ đại nhất nước Mỹ
- Tổng thống Trump khẳng định ‘đã chiến thắng cuộc bầu cử’
Trong sáng nay 22/11, báo Tuổi Trẻ đã đặt một dấu hỏi sau dòng tít: “Báo chí Mỹ đang ‘chơi tất tay’ để loại ông Trump?”. Không xét đến thái độ và xu hướng chính trị, ở khía cạnh cung cấp thông tin, bài báo này đã mở rộng ra một góc nhìn về điều có thể tạm gọi là cuộc đấu giữa truyền thông Mỹ và đương kim tổng thống Donald Trump.
Bài viết mở đầu bằng so sánh: “Khi Stacey Abrams của Đảng Dân chủ từ chối thua cuộc ở Georgia, bà được tung hô là người hùng. Khi Donald Trump từ chối thua cuộc năm 2020, ông bị xem là kẻ chà đạp nền dân chủ Mỹ”.
Bài báo viết tiếp: “Mary Katharine Ham của CNN có vẻ khiến các đồng nghiệp của mình khó chịu vào hôm thứ bảy, khi chỉ ra sự đạo đức giả trong cách thức đưa tin về ứng viên từng tranh cử thống đốc bang Georgia Stacey Abrams khi bà này từ chối công nhận kết quả, so với cách truyền thông Mỹ nhìn nhận về ông Donald Trump khi ông tuyên bố có gian lận phiếu bầu”.
Sự so sánh của Ham khiến người ta nhớ (hoặc phải tìm đọc lại) về câu chuyện ứng viên đảng Dân chủ Stacey Abrams đã từ chối nhận thua ra sao. Năm 2018, bang Georgia trở thành tâm điểm khi Stacey Abrams của Đảng Dân chủ thua sát nút Brian Kemp của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử thống đốc. Nhưng Abrams không chấp nhận kết quả. Bà đã làm đơn kiện.
“Trên các mặt báo lớn ở Mỹ, Abrams được mô tả như một người hùng của nền dân chủ Mỹ vì đã đấu tranh, chống lại “đàn áp cử tri”. Khoảng tháng 8-2019, những dòng tít đẹp được đưa lên. Vogue viết: “Stacey Abrams có thể cứu được nền dân chủ Mỹ không?”. New York Times giật tít: “Stacey Abrams trong cuộc chơi đường dài cho nền dân chủ của chúng ta”.
“Tình hình ngược lại hoàn toàn với Trump. Cho đến ngày 20-11, ông Trump tiếp tục phản đối kết quả kiểm phiếu lại của Georgia sau khi bị xác nhận thua. Hành động này có thể gây cảm giác bất mãn cho nhiều người vì ông mãi không… chịu thua. Một số khác dĩ nhiên lập luận gay gắt hơn rất nhiều.
Ví dụ CNN, một đài chống Trump quyết liệt và công khai, viết hôm 20-11: “Tổng thống Donald Trump đang cố đánh cắp cuộc bầu cử tự do và công bằng mà ông ta đã thua đậm trước tổng thống đắc cử Joe Biden, bằng cách xé nát nguyên tắc cơ bản nhất của nền dân chủ Mỹ: Ông ta đang cố ném bỏ hàng trăm ngàn lá phiếu”.
Tờ Tuổi Trẻ viết: Ở Georgia có hai câu chuyện. Ở Georgia có một Georgia khác sau hai năm.
“Truyền thông muốn ngăn cũng không được”
Ở giai đoạn hiện nay, sự đối kháng của truyền thông Mỹ với đương kim tổng thống ngày thêm quyết liệt. Ông Trump đã tố cáo các hãng truyền thông lớn của Mỹ đăng tin giả về cuộc bầu cử và liên tục ngụy tạo để giúp ứng viên đảng Dân chủ Biden có lợi thế.
Tất nhiên, cũng có những nhà báo Mỹ dám “ngược dòng”… Fake News, giống như Mary Katharine Ham. Ký giả Grace Curley của đài Newsmax chỉ trích báo chí Mỹ kịch liệt, khẳng định báo Mỹ đang “chơi tất tay” để loại ông Trump, đánh đổi uy tín của mình bằng việc cho phép đối thủ Biden “được miễn trừ khỏi bất kỳ và tất cả những câu hỏi khó. Báo chí Mỹ cũng im lặng về vụ bê bối của con trai ông Biden”.
Về phía Nhà Trắng, những nhận định tương tự cũng được đưa ra. Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany hôm thứ Bảy (21/11) trong một cuộc phỏng vấn cho biết các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ là đồng lõa trong vụ gian lận bầu cử có hệ thống lần này.
Cụ thể, bà Kayleigh McEnany hôm thứ Bảy đã nói trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Fox & Friends Weekend” rằng, chiến dịch Tổng thống Trump đã có 234 trang tài liệu bao gồm những lời khai có tuyên thệ nhắm vào một quận ở tiểu bang Michigan; cũng có cử tri ở tiểu bang Pennsylvania, chứng minh sự gian lận trong bầu cử.
“Hệ thống tư pháp của chúng tôi sẽ phát huy tác dụng ở đó. Đây là điều mà giới truyền thông có muốn ngăn cản cũng không thể được. Họ có thể dùng đủ mọi cách để che đậy, nhưng người dân Mỹ rất thông minh. 73 triệu người đã đến bỏ phiếu cho vị tổng thống này – đây là số phiếu nhiều nhất mà một tổng thống đương nhiệm từng nhận được. Tất cả họ đều có tiếng nói của riêng mình. Tiếng nói của chúng tôi sẽ được nghe thấy”, bà McEnany tuyên bố.
“Chúng tôi cũng không cần sự hỗ trợ của truyền thông. Chúng tôi có thể làm điều đó mà không cần họ”, bà McEnany đáp trả những hãng truyền thông vốn vẫn được coi là “chính thống” ở Mỹ.
Trước đó, Jenna Ellis, cố vấn pháp lý cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, đã nói về quan điểm của mình trước truyền thông trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm (19/11).
Theo Epoch Times, bà cáo buộc các nhà báo đã không đóng vai trò là “bồi thẩm đoàn công bằng” trước tòa án của dư luận. Bà gửi lời tới các phóng viên rằng, với kênh thông tin mà nói, điều quan trọng nhất chính là sự thật, chứ không phải chủ kiến cá nhân.
Bà Ellis cũng nói rằng các phóng viên đã cố tình “phớt lờ” trước những cáo buộc phổ biến về gian lận bầu cử, rõ ràng là họ chưa bao giờ là phóng viên công bằng – điều mà họ luôn tự nhận.