Phép toán thoạt trông đơn giản xuất hiện từ những năm 1950 nhưng gần đây lại được dân mạng quốc tế truyền tay nhau tranh luận về đáp án.
Nội dung phép toán là: “9 – 9 ÷ 9 + 9 – 9 ÷ 9=?” được đăng tải lên báo VnExpress thu hút nhiều bình luận từ cư dân mạng.
Nhiều độc giả chỉ cách làm nhân chia trước công trừ sau:
Linh Bui Thi Thuy: “Đơn giản mà cứ cố tình làm cho phức tạp thì có. Chỉ 1 cụm từ này thôi là xong nhân chia trước cộng trừ sau”.
Trương Tuấn Quang: “Cứ nhân chia trước cộng trừ sau là ra tất”.
Nguyễn kim Lê: “Đáp án là “0” theo nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau:
9-(9÷9)+9-(9÷9)= 9-(1)+9-(1)=9-(10-1)=9-(9)=0″.
Một số độc giả đưa ra cách giải khác:
Anh Viet: “Nhân chia trước cộng trừ sau và phép tính làm lần lượt từ trái qua phải với cộng trừ. Đáp án 16. Ai ra được 0 đúng là nên học lại cùng con”.
dangluc35: “Bài toán tiểu học: Tính giá trị của biểu thức. Quy tắc (nhân, chia trước, cộng, trừ sau theo thứ tự từ trái sang phải.
9 – 9 : 9 + 9 – 9 : 9
= 9 – 1 + 9 – 1
= 8 + 9 – 1
= 17 – 1
= 16″.
ffcong89: “Bằng 16 ai ra 0 xin học lại lớp 3 nhé”.
Áp dụng phương pháp “PEMDAS”, ta có đáp án 16
P: Đầu tiên tính giá trị của các biểu thức bên trong dấu ngoặc (hoặc dấu ngoặc)
E: Tiếp theo tính bất kỳ số mũ nào
M / D: Tiếp theo, thực hiện bất kỳ phép nhân và phép chia nào, từ trái sang phải
A / S: Cuối cùng, thực hiện bất kỳ phép cộng nào và các phép trừ, từ trái sang phải.
Theo phương pháp trên, bài toán được thực hiện như sau:
Vì phép toán không có ngoặc và số mũ, nên các phép chia sẻ được tính trước, theo thứ tự từ trái sang phải, sau đó là các phép cộng trừ:
9 – (9 ÷ 9) + 9 – (9 ÷ 9) =?
9 – (1) + 9 – (1) =?
(9 – 1) + 9 – 1 =?(8 + 9) – 1 =?
17 – 1 = 16