Trong bối cảnh Mỹ tuyên bố áp thuế nhập khẩu lên đến 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp khẩn với các bộ ngành liên quan sáng ngày 3/4. Cuộc họp nhằm đánh giá tác động và đề xuất giải pháp đối phó.
- Cập nhật về vụ cháy: Mẹ liều mình cứu con và kẹt lại trong căn nhà bị cháy khiến
- Tình người Việt tại Myanmar – Giúp đỡ bất kể quốc tịch
- Sự kiện “Vua nem chua” tại Hòa Bình gây tranh cãi: Công an vào cuộc xác minh
Mỹ tăng thuế đối ứng: Thách thức lớn cho hàng Việt
Tống thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu mới đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước chịu mức thuế cao nhất, ngang với Trung Quốc, Campuchia, Indonesia và Myanmar. Mức thuế này đừng trước nguy cơ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Theo quyết định của chính quyền Mỹ, hơn 180 đối tác thương mại bị áp thuế đối ứng, trong đó một nửa chịu mức 10% từ ngày 5/4. Các quốc gia có kim ngạch lưu thông lớn với Mỹ sẽ bị áp thuế tối đa lên đến 50% từ ngày 9/4.
Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn sang Mỹ, với kim ngạch đạt 119,5 tỷ USD trong năm 2024. Trong đó, 15 nhóm hàng chình bị ảnh hưởng nặng nề nhất là máy tính, linh kiện (23,2 tỷ USD), máy móc thiết bị (22 tỷ USD) và dệt may (16,2 tỷ USD). Các nhóm khác như điện thoại, gỗ, giày dép, nông sản cũng chịu tác động lớn.
TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, nhận định rằng mức thuế 46% là rất cao so với nhiều quốc gia khác. Các ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng bao gồm nông sản, gỗ, điện tử và dệt may.
Giải pháp đối phó
Trong cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bàn thảo các giải pháp đối phó, bao gồm đàm phán song phương với Mỹ, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng trong nước.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cũng tuyên bố thuế đối ứng có thể điều chỉnh nếu các đối tác thương mại đáp ứng các yêu cầu của chính quyền Trump.
Trước tình hình này, doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược điều chỉnh linh hoạt để giảm thiểu tác động têu cực từ quyết định này.