Site icon Tin360

TT Pháp nói gì về Nga khiến phương Tây lo sợ; Mỹ ngừng ủng hộ Ukraine?

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Pháp Macron (ảnh chụp màn hình politico.eu).

Một sự chia rẽ đang nảy sinh giữa Châu Âu và Mỹ về lập trường diều hâu của chính quyền Biden trong việc chống lại mọi cuộc đàm phán với Nga, mà thay vào đó Mỹ tập trung vào việc khuyến khích chính quyền Kiev theo đuổi ‘chiến thắng’ trên chiến trường. 

TT Pháp: Yêu cầu của Nga cần được đáp ứng nghiêm túc

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ngày 6/12 cũng lặp lại quan điểm của Tổng thống Biden rằng, cách nhanh nhất để đạt được hòa bình ở Ukraine là phía Nga phải rút quân ra khỏi nước này, theo Aljazeera.

Tuy nhiên tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đánh dấu sự khác biệt sâu sắc với lập trường của Mỹ về Ukraine, bằng một cuộc phỏng vấn cho kênh TF1 hôm 3/12 ngay sau khi ông trở về từ Mỹ. 

Tổng thống Macron đã kêu gọi phương Tây xem xét nghiêm túc những lo ngại về an ninh của Nga liên quan đến việc NATO mở rộng sát biên giới của nước này. Ông kêu gọi đồng minh sẵn sàng hơn nữa để cung cấp cho Moscow những “sự đảm bảo” cần thiết để các cuộc đàm phán thành công. Ông gọi chúng là ‘cần thiết’ nếu phương Tây muốn nghiêm túc trong các cuộc đàm phán và giải quyết hòa bình. 

Đó là khi Tổng thống Pháp nhấn mạnh: “Một trong những điểm quan trọng mà chúng ta phải giải quyết – như Tổng thống Putin luôn nói – là nỗi lo ngại rằng NATO đến ngay trước cửa nhà và việc triển khai vũ khí có thể đe dọa tới Nga”, theo Euronews.

Điều đáng nói là chỉ mới vài tháng trước, những tuyên bố trên của Tổng thống Pháp sẽ dễ dàng bị gắn nhãn là “thân Nga”, và sẽ nhận phải sự chỉ trích bởi truyền thông dòng chính và các chính trị gia chính thống phương Tây. 

Trong những tháng mùa hè, các nhà lãnh đạo châu Âu dường như nghiêng về cách tiếp cận cứng rắn hơn của Washington đối với cuộc xung đột. Nhưng với cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên gay gắt hơn, và hiện châu Âu đang bước vào những tháng mùa đông, có vẻ như một sự đồng thuận mới đang xuất hiện giữa các cường quốc EU.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã chủ động nối lại liên lạc với Tổng thống Vladimir Putin vào hôm 2/12. Thông tin từ Moscow nhấn mạnh rằng, trong khi Thủ tướng Scholz chỉ trích cách hành xử của Nga trong cuộc xung đột, ông tiếp tục thảo luận các vấn đề khác với Tổng thống Putin và cả hai đồng ý giữ liên lạc. 

Động thái gần đây nhất chính là việc phía Đức từ chối bàn giao hệ thống phòng không Patriot cho chính quyền Kiev. Thông tin này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak xác nhận sau cuộc đàm phán với người đồng cấp Đức Christina Lambrecht.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak viết trên Twitter hôm nay như sau: “Sau khi trao đổi với đại diện Bộ Quốc phòng Đức, tôi thất vọng với quyết định từ chối hỗ trợ Ukraine. Đặt một (hệ thống tên lửa) Patriot ở Tây Ukraine sẽ tăng cường an ninh cho người Ba Lan và Ukraine. Do đó, chúng tôi tiếp tục chuẩn bị cho việc triển khai các bệ phóng trên lãnh thổ Ba Lan và kết nối chúng với hệ thống điều khiển của chúng tôi”.

Hiện cả Pháp và Đức đều rất lo ngại về khả năng leo thang chiến tranh ở Ukraine, trong khi Mỹ tập trung vào việc hỗ trợ Kiev “trong chừng mực có thể”. Những động thái mới đây trong tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ cũng gây sự chú ý không ít, cho thấy chính quyền Biden dường như đã thay đổi lập trường liên quan đến bán đảo Crimea.

Mỹ không còn hỗ trợ Ukraine đấu tranh ‘đòi lại’ Crimea

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Tổng biên tập Tạp chí Phố Wall Matt Murray hôm 5/12, ngoại trưởng Antony Blinken cho biết: 

“Trọng tâm của chúng tôi là tiếp tục làm những gì chúng tôi đang làm, đó là đảm bảo rằng Ukraine có trong tay những gì họ cần để tự vệ, những gì họ cần để đẩy lùi sự xâm lược của Nga, để giành lại lãnh thổ đã bị chiếm giữ kể từ ngày 24 tháng 2, để đảm bảo rằng nước này cũng có sự hỗ trợ về kinh tế và trên cơ sở nhân đạo để chống lại những gì đang xảy ra trong nước mỗi ngày. Đó là trọng tâm của chúng tôi.”

Điều đáng lưu ý là, ngoại trưởng Blinken đã nhắc đến thời điểm “Lãnh thổ [Ukraine] bị chiếm giữ kể từ ngày 24 tháng 2”. Rõ ràng thời điểm này cho thấy  không bao gồm bán đảo Crimea mà Nga ‘đã chiếm giữ’ vào năm 2014. Đây là một sự thay đổi đáng kể trong lập trường mà chính ông Blinken đã nhấn mạnh cách đây 4 tháng.

Vào ngày 23/8, ngoại trưởng Antony Blinken đã tweet như sau:

“Trong bài phát biểu của tôi tại Hội nghị thượng đỉnh Nền tảng Crimea, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục gia tăng chi phí và áp lực đối với Tổng thống Putin và những người ủng hộ ông ấy cho đến khi tất cả quân đội Nga rời khỏi Ukraine. Crimea là của Ukraine. Đó là lập trường của chúng tôi vào năm 2014 và nó vẫn giữ nguyên vào năm 2022”.

Trong khi ấy, rạn nứt trong khối EU ngày càng trở nên sâu sắc hơn khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục là cái gai đối với các quan chức hàng đầu châu  u, với vụ mới nhất xảy ra vào hôm qua ngày 6/12, khi ông đã sử dụng quyền phủ quyết đối với gói viện trợ tài chính trị giá 18 tỷ euro cho Ukraine.

Có thể bạn quan tâm: