Trên con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, do đó để đạt được thành quả mỗi người cần phải kiên nhẫn và nỗ lực rất nhiều.
- Tư duy của người giàu khác với tư duy của người nghèo ở chỗ nào?
- 9 dấu hiệu nhận biết tư duy tiêu cực
Dân tộc Do Thái với lối suy nghĩ độc đáo của mình đã sinh ra rất nhiều nhà kinh doanh tài giỏi trên thế giới. Và liệu tư duy của họ có gì đặc biệt đáng để chúng ta học hỏi hay không? Cùng tìm hiểu điều này qua những nội dung ở bên dưới.
Tư duy “nước sôi” của người Do Thái
Một cô gái người Do Thái làm ăn không mấy thành công, liền đến hỏi cha:“Chẳng phải người Do Thái chúng ta rất thông minh hay sao? Tại sao con làm gì cũng thất bại? Hay do con không được thừa hưởng IQ và tố chất ưu tú từ dân tộc ta? Chẳng lẽ con vô dụng vậy sao cha?”
Người cha không nói gì mà vào bếp lấy ra 4 thứ:
Nước uống, hạt cà phê, cà rốt và trứng gà.
Sau đó, ông đổ nước vào nồi đun lên; nước vừa sôi thì cho cà rốt, trứng và thả hạt cà phê vào.
Một lúc sau, trứng và cà rốt lần lượt được nấu chín, hạt cà phê ra màu khiến cả nồi nước đều biến thành màu đen của cà phê, mùi thơm trong nồi tỏa ra cảm thấy rất dễ chịu.
Người cha mỉm cười nói với con gái:
“Trên đời này không có ai sống dễ dàng cả; giống như nồi nước này, mỗi người đều phải trải qua ấm lạnh khác nhau, đó là chuyện rất bình thường thôi con”.
Hạt cà phê trông nhỏ, nhưng nó lại có sức lan tỏa ra cả nồi. Thậm chí còn tỏa ra hương thơm của hương vị cà phê, khiến cuộc sống thêm phần màu sắc.
Vậy nên, con không phải tự cảm thấy mình là người kém cỏi. Tất cả thất bại và đau khổ trên đường đời không phải điều xấu; đó chỉ là quá trình thử thách mài giũa và rèn luyện bản thân mà thôi.
Người Do Thái và lối tư duy “một đô la”
Rockefeller là ông vua dầu mỏ nổi tiếng thế giới. Có một lần, ông đang đi bộ ngoài trời thì trời đổ mưa. Ông liền chạy đến bến xe để trú mưa. Một bà lão mặc quần áo sang trọng thấy vậy, tưởng Rockefeller đang làm việc ở bến xe nên đã nhờ ông đến và bảo:
“Mang hành lý ra ngoài giúp tôi, tôi sẽ cho anh một đô la”. Ở thời điểm đó, xách hành lý mà nhận được 1 đô la là rất nhiều tiền.
Rockefeller vui vẻ nhận lời, lập tức giúp bà lão xách hành lý ra ngoài; ông vừa gặp nhân viên nhà ga thì người kia lập tức cung kính chào: “Ngài Rockefeller”
Bà lão ngạc nhiên: “Tôi thực sự xin lỗi, tôi không nhận ra ngài Rockefeller; còn đưa ngài 1 đô la để xách hành lý cho tôi nữa chứ”. Rockefeller hóm hỉnh trả lời:
“Bây giờ bà nhận ra rồi, nhưng tôi cũng sẽ không trả lại 1 đô la này đâu, vì nó là thu nhập lao động hợp pháp”.
Nghe nói khi ông ấy ra ngoài thì cũng chỉ ngồi ghế hạng phổ thông, và ăn những món ăn đạm bạc. Nhưng không phải là Rockefeller, đơn giản đó chỉ là một yêu cầu trong lối sống hằng ngày của ông mà thôi.
Loại bỏ những ham muốn vật chất không cần thiết; chống lại sự cám dỗ của chủ nghĩa tiêu dùng là những phẩm chất tư duy rất hay nên được áp dụng; nhưng đáng buồn thay lối tư duy này dường như lại đang bị xem nhẹ trong cuộc sống hiện đại ngày nay…