Site icon Tin360

Video: Anh thợ điện múa phím đàn điêu luyện

Anh thợ điện

Nhiều người đứng xem anh thợ điện biểu diễn (ảnh chụp màn hình video).

“Đời tạo hóa cho anh là nghệ sĩ chơi nhạc, nhưng cha mẹ lại bắt anh làm thợ điện”, một độc giả bình luận sau khi xem video.

Khoảnh khắc anh thợ điện múa phím đàn điêu luyện

“Bàn tay của anh ấy không phải tay thợ điện nhá”

“Chắc mượn đồ của ông bạn thợ điện rồi”

“Từ đây, anh sẽ trở thành hạt nhân văn nghệ của ngành”

“Hãy hy vọng lớp trẻ được tiếp cận nghệ thuật thật sớm ngay từ khi còn trên ghế nhà trường”

“Dù bị nghề chọn anh đi sửa điện nhưng đam mê vẫn còn”

“Bàn tay và trình độ của một nghệ sĩ”

Mời quý độc giả xem video:

Xem thêm: Sự thật thú vị về não của người chơi đàn piano

Đàn piano là một nhạc cụ tuyệt vời, và những người tạo ra những âm thanh trong trẻo từ các phím đàn piano sẽ có điều gì đó đặc biệt mà bạn muốn khám phá. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn một sự thật thú vị về điều làm nên sự khác biệt của những người chơi nhạc cụ này.

Các nghệ sĩ piano dành rất nhiều thời gian trong ngày để luyện tập gam; lặp đi lặp lại các nốt nhạc đơn giản chỉ để nâng kỹ thuật của họ điêu luyện hơn. Và khi các nhạc công biểu diễn âm nhạc; bàn tay của họ lướt trên phím đàn có thể mang lại cho khán giả hiệu ứng tương tự như khi họ đang chứng kiến ​​các màn ảo thuật hoặc thưởng thức một vở ba lê. Và bạn có thắc mắc điều gì đã làm nên điều kỳ diệu này không?

Khi một người chơi piano, các xung điện cực nhỏ truyền qua các neutron trong não của họ theo một cách khác với các xung điện của người xem hòa nhạc. Bộ não của nghệ sĩ piano thậm chí còn hoạt động khác với bộ não của các nhạc sĩ. Và đây là 4 điểm khác biệt trong não bộ của người chơi piano.

1. Bộ não của người chơi piano cân bằng hơn nhiều so với người bình thường

Những người chơi đàn dương cầm khi mới sinh ra cũng giống như tất cả chúng ta; có xu hướng sử dụng một bên não nhiều hơn bên kia. Điều này không có gì bất thường. Nhưng khi người chơi piano bắt đầu luyện tập những kỹ thuật đầu tiên của họ; họ sử dụng cả hai bán cầu não cho đến khi thành thạo cách chơi bằng hai tay. Trên thực tế, nếu một tay yếu hơn tay kia, người đó sẽ không thể chơi piano.

Bàn tay của người chơi đàn lướt trên phím đàn có thể mang lại cho khán giả hiệu ứng tương tự như khi họ đang chứng kiến ​​các màn ảo thuật hoặc thưởng thức một vở ba lê (ảnh minh hoạ).

Nếu cả hai tay nếu không có kỹ thuật, âm thanh phát ra sẽ rất nặng và không đạt được độ cân bằng tốt nhất. Việc phải luyện tập và thuần thục cả hai tay khi chơi đàn giúp não bộ hoạt động hiệu quả và ổn định. Với việc luyện tập, mặc dù mỗi người chơi đều có tay mạnh hơn khi bắt đầu; nhưng khi họ đã thành thạo kỹ thuật, tay yếu hơn sẽ trở nên mạnh bằng tay kia.

2. Người chơi piano có thể làm nhiều công việc một lúc một cách hiệu quả và logic

Người chơi piano cũng dễ dàng tạo kết nối giữa các thùy trán của họ. Nhưng điều đó có nghĩa gì?

Phần chức năng này của não về cơ bản kiểm soát các phản ứng cảm xúc, hành vi xã hội; và thậm chí cả sự bốc đồng. Vì vậy sẽ rất có lợi nếu bạn có thể truy cập vào phần này của não dễ dàng hơn.

Điều này cũng có nghĩa là người chơi piano có khả năng giải quyết vấn đề và làm nhiều việc tốt hơn người bình thường; và cũng có thể sử dụng khả năng sáng tạo của họ dễ dàng hơn.

3. Người chơi đàn piano thoải mái hơn trong việc biểu lộ con người thật của mình

Một nghiên cứu của Tiến sĩ Ana Pinho đã chỉ ra rằng khi chơi, những người luyện tập tốt sẽ đóng phần não thường nhận những tín hiệu sáo rỗng hoặc hời hợt. Điều này cho phép họ thực sự thể hiện họ là ai và những gì họ muốn “nói” với âm nhạc; thay vì chơi một số nhịp điệu lặp đi lặp lại một cách máy móc. Kỹ năng này rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày khi những lời khuyên như “hãy là chính mình” sẽ thực sự hữu ích cho những ai sở hữu những ngón tay điêu luyện này.

4. Người chơi đàn piano có khả năng sử dụng năng lượng não bộ của họ hiệu quả hơn

Phần não chịu trách nhiệm về các kỹ năng vận động sử dụng ít năng lượng hơn. Khi đã nắm vững kỹ thuật, não cần ít máu và oxy hơn đến khu vực này. Vì vậy nó sẽ giải phóng năng lượng cho các phần khác như kết nối cảm xúc và nhịp độ của bài hát.

Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Charles Limb, ông phát hiện ra rằng khi một người chơi đàn piano chơi một bản nhạc ngẫu hứng, phần não chỉ huy trung tâm ngôn ngữ đột nhiên sáng lên. Người ta cũng thấy rằng khi chơi một bản nhạc theo kiểu gọi mời và hồi đáp, người chơi quả thực đang nói chuyện với nhau!

Bạn có thấy các người chơi đàn dương cầm khá tuyệt vời và đặc biệt không? Và hãy cố gắng dành chỉ năm phút mỗi ngày nếu bạn có một cây đàn piano. Biết đâu đấy, bạn có thể trở thành Rachmaninov tiếp theo, hay thậm chí là Chopin, hoặc đơn giản là bạn có thể rèn luyện trí não của mình một cách tốt nhất hoặc nhớ chính xác vị trí chìa khóa ô tô!

Theo dkn.tv