Kiểm toán Nhà nước nêu rõ đến cuối năm 2023, Việt Nam vẫn phải trả phí cam kết 135,7 tỷ đồng cho ba dự án vay vốn nước ngoài đã ký hiệp định nhưng chưa giải ngân, trong đó có tuyến metro số 2 TP.HCM.
- Mua két sắt cũ phát hiện “kho báu” gần 350 triệu đồng: Câu chuyện gây sốc về lòng trung thực
- Sắp có quy định mới về trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên từ năm học 2024-2025
- 12 cách dạy con phân biệt đúng sai bằng tình yêu thương
Dự án ký nhiều năm nhưng chưa giải ngân
Theo Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 của Kiểm toán Nhà nước, đến ngày 31/12/2023, Việt Nam có ba dự án đã ký hiệp định vay nước ngoài nhưng chưa thực hiện giải ngân. Tổng số tiền phí cam kết phát sinh là 135,7 tỷ đồng.
Một trong các dự án điển hình là tuyến metro số 2 TP.HCM (Bến Thành – Tham Lương) sử dụng nguồn vay KfW theo Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, ký từ năm 2011. Đến ngày 24/2/2024, UBND TP.HCM đã đề nghị Bộ Tài chính không tiếp tục sử dụng khoản vay này.
Vi phạm quy trình, ảnh hưởng giải ngân
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra việc Bộ Tài chính ký hiệp định vay cho Dự án hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu tại Bình Định trước khi thẩm định, phê duyệt cho vay lại – trái quy định hiện hành. Hệ quả là hợp đồng cho vay lại với địa phương bị chậm trễ, kéo theo chậm giải ngân.
Cơ quan kiểm toán còn nêu sai sót trong thủ tục hủy vốn đối với Dự án mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam (Hiệp định 6055-VN – nguồn IDA), khiến 4,19 triệu SDR không được tái bố trí, trái với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tiền gửi không kỳ hạn lớn, hiệu quả sử dụng thấp
Báo cáo cũng cho biết trong năm 2023, số dư tiền gửi không kỳ hạn tại Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài còn cao, bình quân hơn 6.996 tỷ đồng. Việc không gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại khiến hiệu quả sử dụng quỹ chưa được phát huy.
Kiến nghị làm rõ trách nhiệm và chấn chỉnh quản lý thu
Từ các phát hiện trên, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của đơn vị liên quan đến việc các dự án chậm giải ngân, phát sinh phí cam kết lớn; thủ tục hủy vốn không chính xác; và việc sử dụng quỹ không hiệu quả.
Ngoài ra, cơ quan kiểm toán cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác quản lý thuế, đất đai và tài nguyên khoáng sản. Trong đó có tình trạng quản lý chưa đầy đủ với hộ kinh doanh, chậm hoàn thuế VAT, sử dụng đất không có hợp đồng thuê, và sai sót trong kê khai sản lượng tính thuế tài nguyên.
Tại cơ quan hải quan, Kiểm toán Nhà nước phát hiện một số trường hợp kê khai giảm thuế VAT 2% sai quy định, áp mã hàng hóa chưa thống nhất giữa các đơnng
Nguồn: VietNamNet