Site icon Tin360

Ba thói quen xấu hủy hoại cuộc sống, giống như nghiện ma túy khó có thể tự thoát ra

Ba thói quen xấu

Ảnh minh hoạ dẫn từ muradvietnam.vn.

Ba thói quen xấu này đang hủy hoại cuộc sống của nhiều người, giống như nghiện ma tuý, một khi đã nghiện dù biết là không tốt cũng khó dứt ra được.

Hôm qua đi ăn tối với một người bạn, bàn bên cạnh là một gia đình cùng nhau ăn tối, già có trẻ có. Đứa trẻ liên tục khóc đòi mẹ cho nghịch điện thoại, người mẹ nhất định ép con ăn cơm trước, nhưng thất bại cuối cùng chỉ đành đưa điện thoại cho đứa trẻ.

Bạn tôi nói, con gái cô ấy trước đây cũng như thế, trẻ nhỏ cần phải được chỉ dẫn, cô ấy cố gắng không sử dụng điện thoại trước mặt con, đọc sách nhiều hơn và con gái cô cũng học theo, sau này cô bé tự động lấy sách ra đọc cùng mẹ. Người hiện đại bị mê muội bởi điện thoại, đây là một loại độc còn gây nghiện hơn cả ma tuý.

Sau đó, tôi đưa mắt nhìn các bàn xung quanh mình, trong 5 bàn ăn thì hầu hết mọi người đều cúi đầu nghịch điện thoại. Đột nhiên nhớ đều một câu nói đùa: “Khoảng cách xa nhất trên thế giới này là tôi đứng trước mặt bạn, nhưng bạn cúi đầu nghịch điện thoại”.

Và không chỉ có điện thoại, ba thói quen xấu này đang hủy hoại cuộc đời bạn, giống như nghiện ma tuý, một khi đã nghiện dù biết là không tốt cũng khó dứt ra được.

Nghiện chơi điện thoại di động, top đầu trong ba thói quen xấu

Từng có người thống kê, mỗi ngày chúng ta lấy điện thoại ra khoảng 253 lần, thời gian chúng ta dùng điện thoại lên đến 145 phút, cũng chính là 2 giờ 25 phút. Cũng có nhiều phiên bản khác nhau về cách thống kê này và tất cả đều cho thấy, chúng ta đã quá phụ thuộc vào điện thoại.

Ảnh: William Iven từ Pixabay 

Trên thực tế, rất nhiều người mỗi ngày không chỉ lướt điện thoại hơn 2 tiếng đồng hồ. Có người từng hình dung như thế này: “Ban đầu, điện thoại giống như cây gậy đi bộ, mang đến cho chúng ta rất nhiều thuận lợi; Sau đó cây gậy đi bộ biến thành chiếc còng tay, khiến chúng ta không thể rời xa nó; Cuối cùng có một ngày nó biến thành lựu đạn và tiêu diệt chúng ta”.

Vậy điện thoại gây tổn thương chúng ta những gì, đó là: Mắt tổn thương, đau cột sống, giấc ngủ kém, thậm chí còn có thể gây ra những tai nạn ngoài ý muốn khác, rất nhiều sự cố đều bắt nguồn từ nghịch điện thoại.

Giống như một hiện tượng tâm lý, điện thoại càng nghịch càng đơn độc, quan hệ giữa người với người ngày càng lạnh lẽo hơn.

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người tốn quá nhiều thời gian vào việc nghịch điện thoại, xem phim, chơi trò chơi, đọc truyện, mua sắm, lướt các trang mạng xã hội, và dần dần con người ta mất hoàn toàn hứng thú với việc cầm sách lên đọc.

Thức đêm thành nghiện, top hai trong ba thói quen xấu

Ngoài nghiện nghịch điện thoại, rất nhiều người thức đêm để nghịch điện thoại, tuy nhiên cũng có không ít người thức đêm chỉ vì thích thức đêm chứ chẳng vì lý do gì cả. Thậm chí có người còn cảm thấy đã là người trẻ tuổi thì nhất định phải thức đêm.

Ảnh minh hoạ dẫn từ voh.

Trên thực tế có rất nhiều sự việc, không cần thiết phải thức đêm, rất nhiều nhà văn hoặc những người làm nghề sáng tác thường phải đến đêm mới có thể bùng nổ cảm xúc để sáng tác.

Cũng có rất nhiều người thức đêm vì công việc cần phải thức đêm, ví dụ như người làm nghề viết lách, thiết kế, nghiên cứu phát triển sản phẩm… Đặc biệt là những công ty mạng hoặc là những nơi làm cơm hộp càng phải thức đêm để tăng ca. Nhưng trên thực tế có rất nhiều công việc không cần phải thức đêm, nhưng nhất định ép bản thân phải thức đêm làm đến tận sáng sớm mới nghỉ ngơi.

Nhiều người cho rằng, thức đêm để suy ngẫm cuộc đời, nhưng không hề biết cũng chính vì như thế mà cuộc đời mới bị huỷ hoại.

Có người còn rất văn vẻ nói: “Giữa đêm thanh vắng, ôm điện thoại chỉ đơn thuần là không buồn ngủ, trên thực tế, chính bản thân họ cũng không biết vì sao bản thân không buồn ngủ”.

Nhìn nhận một cách khách quan, rất nhiều người không muốn đi ngủ sớm, là cảm thấy thời gian quá đáng quý, không muốn ngày hôm nay qua đi nhanh như thế, họ bối rối và lo lắng, trong đêm khuya thanh vắng muốn suy nghĩ về kế hoạch của cuộc đời. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà cuộc sống của họ cũng bị huỷ hoại. Buổi tối không ngủ được, nghĩ xong đường đi nước bước trong tương lai, sáng hôm sau không dậy được, vẫn phải đi theo con đường cũ.

Một trong ba thói quen xấu cuối cùng là lười nhác thành nghiện

Cuối cùng tôi muốn nói đến một loại nghiện, đó chính là lười nhác thành nghiện.

Rất nhiều người tự chế giễu rằng, mình là một bệnh nhân ung thư lười biếng giai đoạn cuối. Có lẽ đây là một dạng ung thư không đau và đáng yêu nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đừng nghĩ là khi đã đến giai đoạn cuối rồi nó chẳng còn có thể phát triển nữa, lười biếng thật sự sẽ gây nghiện, bởi vì quá trình phát bệnh rất thoải mái.

Ảnh minh hoạ dẫn từ ajarpendidikan.co.id.

Nhiều khi chúng ta sẽ cảm thấy việc gì kéo dài được thì cứ kéo dài, chẳng hạn như sáng sớm thức dậy, chỉ muốn nằm dài trên giường lười biếng, đọc sách không thoải mái bằng nằm trên giường xem tivi, học bài sao thoải mái bằng chơi điện tử…

Làm việc sao thoải mái bằng nghịch điện thoại, cứ như thế chúng ta tự nhủ với lòng mình chỉ thêm một chút nữa thôi nhưng dần dần trở thành nghiện, chỉ muốn sống trong sự lười nhác mãi. Cho dù chúng ta biết có điều gì đó không đúng, nhưng vẫn không muốn khắc phục, đây cũng là một triệu chứng lớn khác.

Những năm tháng của tuổi thanh xuân không nhiều, thời gian của chúng ta không có nhiều để lãng phí một cách vô ích như vậy, đó cũng chính là lý do tại sao tôi nói lười nhác nhiều thành nghiện sẽ hủy hoại cuộc sống của chúng ta.

Trên thực tế, khi chúng ta bỏ lỡ đi một quãng thời gian, chúng ta sẽ không thể tìm lại được nữa. Mặc dù khi chúng ta đã già vẫn có thể phấn đầu với cuộc sống này nhưng khi đó thực sự rất khó, bởi vì bản thân đã không còn nhiều năng lượng và sức lực như trước.

Ba loại “nghiện” này thực sự sẽ nuốt chửng cuộc sống của chúng ta: Nghịch điện thoại, thức đêm, lười nhác, mỗi loại đều có thể hủy hoại cuộc sống của chúng ta, mà đáng sợ hơn là những thứ này thường gắn liền với nhau, trong cái này có cái kia, trong cái kia có cái này, cùng đến một lúc nuốt chửng cuộc đời bạn.

Con đường cai nghiện ba thói quen xấu này thực sự rất khó khăn, nhưng hy vọng mọi người có thể kiên trì, bởi vì thành quả của nó là rất đáng giá.

Bài viết được dịch từ tờ cmoney, góc nhìn của biên tập Sindy!