Dưới đây là các tin thế giới nổi bật thứ Sáu ngày 4/12/2020:
Tiến sĩ Gorka nói “tràn ngập bằng chứng” về gian lận
Nhà nghiên cứu chính trị Sebastian Gorka cho rằng có rất nhiều bằng chứng cho thấy gian lận phiếu bầu cho ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden.
“Tràn ngập bằng chứng” cho thấy điều đó, Tiến sĩ Gorka cho biết trong bài bình luận trên Breitbart ngày 3/12.
Ông Gorka viết: “Vào đêm bầu cử, Tổng thống Trump đã giành chiến thắng ở tất cả các bang chiến trường quan trọng. Sau đó, các nhà chức trách Đảng Dân chủ địa phương đều quyết định tạm dừng hoạt động (kiểm phiếu) của họ. Khi chúng hoạt động lại, hàng trăm nghìn lá phiếu cho Biden đã được ‘tìm thấy’ một cách kỳ diệu.”
Máy kiểm phiếu Dominion quét đi quét lại hàng chục ngàn phiếu bầu
Cô Melissa Carone, một chuyên gia IT làm việc tại Trung tâm TCF của thành phố Detroit vào Ngày Bầu cử, nói với các nhà lập pháp Michigan rằng cô đã chứng kiến khoảng 30.000 lá phiếu được quét nhiều lần bằng máy đếm phiếu Dominion, theo Just The News.
Carone đã có mặt tại trung tâm Detroit vào Ngày Bầu cử 3/11 cho đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau. Vào ngày 10/11, Carone cho biết trong một tờ khai rằng cô đã chứng kiến “không gì ngoài các hành động gian lận diễn ra.”
Carone nói trong phiên điều trần tại bang Michigan: “Tôi đã quan sát thấy rất nhiều nhân viên, viên chức thành phố, đã quét hàng loạt lá phiếu qua (máy Dominion) vô số lần mà không cất nó đi”.
Detroit là thành phố do Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát. Phóng viên Matt Finn đăng video cho thấy điểm kiểm phiếu ở thành phố Detroit dùng các tấm che kín cửa kính; để ngăn những người bên ngoài quan sát cuộc kiểm phiếu.
“Có các cáo buộc vi phạm (kiểm phiếu)”, ông Finn bình luận.
The scene at Detroit’s absentee ballot counting center is growing more heated. The windows now being covered up. Allegations of violations. Sec. of State says she welcomes challenges. pic.twitter.com/oUL4A0h3Ku
— Matt Finn (@MattFinnFNC) November 4, 2020
Nhóm ủng hộ Biden rao thưởng nhiều phần quà cho các lá phiếu
Washington Examiner đưa tin, các nhà lãnh đạo cộng đồng người Mỹ bản địa ủng hộ Biden đã trao thưởng bằng tiền mặt và các món quà khác cho các cử tri trong thời gian bầu cử.
Một video dài 18 phút cho thấy người phát ngôn của RSIC (nhóm người bản địa tại khu vực Reno Sparks) ở bang Nevada kêu gọi: “Nếu các bạn đến đây để bỏ phiếu, hoặc bạn đã bỏ phiếu rồi, thì RSIC có những phần quà dành cho các bạn”.
Nữ phát ngôn viên Bethany Sam đeo khẩu trang có chữ Biden; đứng gần xe chiến dịch của Biden; và rao tặng các phần quà như tiền mặt 25 đô, các phiếu quà tặng trị giá 100 đô, 250 đô, 500 đô. Các phần quà hiện vật khác gồm vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, áo phông, khẩu trang.
Thay vì được xin lỗi, Thủ tướng Úc trở thành mục tiêu của chiến lang Trung Quốc
Thủ tướng Úc Scott Morrison đã yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi; sau khi phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng bức ảnh ghép giả mạo lính Australia cầm dao dí vào cổ một đứa trẻ Afghanistan.
Đại sứ quán Úc đã chia sẻ yêu cầu xin lỗi của ông Morrison lên mạng Weibo của Trung Quốc; và nhận được 20.000 bình luận, trong đó đại đa số bênh vực Bắc Kinh.
Theo ABC, nhiều người gọi ông Morrison là “ngu ngốc và kiêu ngạo”, “kẻ gây rối”, “kẻ mất trí”, thậm chí là “con chó điên”.
Bôi nhọ Úc, Trung Quốc nhắm “một mũi tên trúng hai đích”
ABC cho biết, Phó giáo sư Titus Chen tại Đại học Tôn Trung Sơn (Đài Loan) nói rằng không ngẫu nhiên khi Trung Quốc châm ngòi tranh cãi bằng bức ảnh giả mạo của Triệu Lập Kiên.
“(Trung Quốc) đã làm điều đó một cách có chủ ý”, ông Chen nói với ABC.
“Họ đang kích động phản ứng từ Australia. Sau khi Australia cắn câu, Trung Quốc có thể bắt đầu huy động cảm xúc của người dân.”
Ông cho biết “việc huy động” này thu hút sự tham gia của hàng loạt đội quân tuyên truyền trên mạng internet, hay “các chiến binh bàn phím”, “đội quân 50 xu”.
Ông Chen nói: “Các chiến binh mà Trung Quốc triển khai không chỉ đưa ra thông điệp hăm dọa như một chiến dịch tuyên truyền quốc tế. Mà nó còn là sự thể hiện đối với cộng đồng người Hoa ở nước ngoài”.