Site icon Tin360

Video: Con cừu nổi loạn đuổi chó chăn cừu chạy khắp sân

Video: Con cừu nổi loạn đuổi chó chăn cừu chạy khắp sân

Ảnh cắt từ video.

Cừu con nổi loạn đuổi chó chăn cừu cúp đuôi tháo chạy quanh sân.

Video ghi lại hình ảnh cừu con nổi loạn đuổi chó chăn cừu khắp sân

Nguồn video: Tiktok.

Câu chuyện con cừu đi lạc và thành ngữ ”Lầm đường lạc lối”

Đằng sau mỗi câu thành ngữ luôn hàm chưa một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ. Thành ngữ “Lầm đường lạc lối” bắt nguồn từ một câu chuyện cổ về việc tìm kiếm một con cừu bị lạc.

Nhân vật chính của câu chuyện là Dương Tử, một triết gia và học giả nổi tiếng sống ở nước Ngụy vào thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên).

Câu chuyện con cừu đi lạc…

Một ngày nọ, người hàng xóm của Dương Tử bị mất một con cừu và đã huy động toàn bộ gia đình ông cũng như nhiều người khác trong làng giúp tìm kiếm con vật. Ông ấy đã nhờ Dương Tử giúp đỡ và Dương Tử đã cử tất cả các học trò và người hầu của mình ra ngoài để giúp tìm cừu.

Cùng với người thân và bạn bè của người hàng xóm kia, Dương Tử nhận thấy rằng; một nhóm người đã tụ tập đông đủ để tham gia tìm kiếm.

Chuyện con cừu đi lạc và câu thành ngữ quen thuộc (ảnh: internet).

“Tại sao lại cần đến nhiều người như thế để tìm kiếm một con cừu đi lạc?”, Dương Tử hỏi người hàng xóm.

“Bởi vì có rất nhiều con đường bị rẽ nhánh”, người hàng xóm của Dương Tử trả lời.

Khi màn đêm buông xuống và mọi người trở về sau cuộc tìm kiếm, Dương Tử hỏi: “Mọi người đã tìm thấy con cừu đó chưa?”.

Một trong những người hầu của Dương Tử tham gia cuộc tìm kiếm trả lời: “Có rất nhiều con đường nhánh; với mỗi con đường lại dẫn đến nhiều con đường khác nhau nữa. Vì không biết phải đi đường nào nên tôi đã bỏ cuộc”. Những người khác nghe vậy cũng đồng ý rằng đây cũng là lý do họ quay trở lại.

Dương Tử rất chăm chú lắng nghe rồi im lặng hồi lâu, trông thật sự rất nghiêm túc. Các học trò thực sự bối rối và không hiểu thầy của mình đang nghĩ gì.

Thành ngữ lầm đường lạc lối

Sau khi suy nghĩ kỹ về tình huống này, ông đã dạy các học trò của mình nguyên tắc sau:

“Khi có quá nhiều con đường nhỏ rẽ ra từ con đường chính, các trò không thể tìm thấy một con cừu bị lạc; và bản thân cũng rất dễ bị lạc trong những con đường nhỏ đó.

Tương tự như vậy, khi một học trò có quá nhiều mối bận tâm khác với mục tiêu chính của mình; người đó có thể dễ dàng lãng phí thời gian của mình.

Chỉ có một nguồn gốc thực sự của tất cả kiến ​​thức; nhưng con đường để đạt được kiến ​​thức này có rất nhiều. Chỉ bằng cách đi theo con đường đúng đắn trở về với chân lý tối hậu; người đó mới có thể tránh bị lạc lối.

Nếu các trò không tìm ra hướng đi đúng đắn, các con sẽ chẳng đạt được gì cả; giống như những người không tìm thấy con cừu bị lạc”.

Thành ngữ này mô tả việc bị lầm đường lạc lối, hoặc trở nên vô vọng; khi vướng trong một tình huống phức tạp, nơi có quá nhiều con đường hoặc lựa chọn khả thi.

Thành ngữ này được sử dụng để truyền đạt ý tưởng rằng khi đối mặt với nhiều lựa chọn và vấn đề phức tạp; những người tìm kiếm sự thật có khả năng trở nên lạc lối hoặc mất phương hướng; trừ khi họ đã quyết tâm và đi theo con đường đúng đắn.