‘Tôi được tặng một chai nước ngọt, và giờ hai con ong hợp sức tìm cách mở trộm nó’, người đăng video chia sẻ.
- Video: Người đàn ông để 60.000 con ong ‘làm tổ’ trên mặt
- Phát hoảng với 80.000 con ong làm tổ trong tường nhà
Video ghi lại sự việc
Nguồn video: VnExpress.
Góc bình luận: Con ong hợp sức mở nắp chai nước ngọt – Thế mới là ong thợ
- Đoàn kết , kiên trì và không ngừng phổ cập các loại công nghệ để không phải đói khổ và lạc hậu, hihi.
- Thật là “cao ong”.
- Thế mới gọi là ong thợ nha…!
- Mấy đứa nhỏ thông minh và chịu khó như vậy cầm lòng sao đậu nè.
- Có teamwork là làm đc mọi thứ.
- Teamwork chất quá!
Khám phá thú vị về loài ong – Não loài ong đánh bại máy tính
Theo duytan.edu.vn dẫn nguồn tin về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Hoàng gia Holloway ở London; những con ong có khả năng tính toán để tìm ra khoảng cách ngắn nhất đến những bông hoa mà chúng phát hiện ra; theo một trình tự ngẫu nhiên nhưng chính xác giống như một cái máy tính. Chúng sẽ so sánh độ dài của tất cả các tuyến đường có thể; và chọn con đường ngắn nhất để đi.
Con ong hợp sức mở nắp chai nước ngọt – Não loài ong còn có khả năng đánh bại máy tính
Các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm bằng cách sử dụng máy tính để điều khiển hoa giả để kiểm tra hành vi của loài ong. Thí nghiệm cho kết quả thật kinh ngạc: sau khi phát hiện vị trí của những bông hoa; những con ong luôn tìm ra con đường ngắn nhất để tiết kiệm thời gian và sức lực đến với bông hoa; thay vì đi theo một con đường đơn giản theo thứ tự của những bông hoa mà chúng tìm thấy.
Vì phải đi bay tìm mật hàng ngày, đàn ong sẽ bay đi khắp nơi tìm hoa; có khi cách xa tổ hàng km. Và chúng phải sử dụng rất nhiều sức lực cho những chuyến bay như vậy. Cách tiết kiệm năng lượng là tìm con đường ngắn nhất để đến đích.
Dù bộ não của ong chỉ nhỏ bằng hạt cỏ; nhưng chúng có khả năng phân tích và tính toán, xác định khoảng cách; trong khi con người hiện đại phụ thuộc quá nhiều vào mạng lưới các luồng giao thông, thông tin internet; và chuỗi cung ứng thông tin.
Thông qua công trình nghiên cứu này, các nhà khoa học hy vọng có thể làm rõ cơ chế hành vi này của loài ong; từ đó giải quyết các vấn đề ở người.