Một khi các tuyến đường tiếp tế binh sĩ, nhiên liệu, lương thực, vũ khí và đạn dược về phía đông, và việc sơ tán binh sĩ thương vong về phía tây của Ukraine bị phía Nga chặn đứng, khi đó kết cục của cuộc chiến sẽ được phân định rõ ràng.
Có thể thấy, Mỹ, Anh và các đồng minh NATO đang chống lại Nga. Không chỉ chính quyền Kyiv mà người Mỹ, người Anh cũng đang chiến đấu đến người Ukraine cuối cùng. Có một sự thật không cần che giấu là, các sĩ quan Đức, Pháp, Canada, Anh và các quân đội khác đã tham gia chỉ đạo các hoạt động chiến tranh, trong khi binh sĩ trong sư đoàn lục quân của Ba Lan trở thành lính đánh thuê chống lại Nga.
Các nguồn cung cấp vũ khí đã đến Ukraine từ khắp nơi trên thế giới là đồng minh của Mỹ, từ Hy Lạp cho đến New Zealand. Các động thái của Mỹ, NATO, EU trong việc hỗ trợ tài chính, viện trợ tên lửa tầm xa và thậm chí điều quân tham gia trực tiếp dưới vỏ bọc giám sát dòng vũ khí hay bảo vệ các nhà ngoại giao của Mỹ và Anh càng cho thấy thêm diễn biến tại chiến trường Donbass đang cực kỳ khốc liệt, mà phần thắng đang nghiêng về phía lực lượng Nga.
Khả năng trong vòng vài tuần tới, kết cục này có thể trở nên rõ ràng dọc theo mặt trận phía đông sông Dnepr. Một khi các tuyến đường tiếp tế binh sĩ, nhiên liệu, lương thực, vũ khí và đạn dược về phía đông, và việc sơ tán binh sĩ thương vong về phía tây của Ukraine bị phía Nga chặn đứng, khi đó kết cục của cuộc chiến sẽ được phân định rõ ràng.
Nhiều khả năng Nga sẽ giải quyết chấm dứt xung đột bằng cách thiết lập một khu vực phi quân sự, trong khi tìm cách kiểm soát cuộc xung đột để tránh sự tham gia chính thức của NATO.
Điều đáng nói là NATO không thể chấp nhận được việc thua Nga, vì vậy nhiều khả năng Mỹ và NATO sẽ tiếp tục leo thang và các động thái gần đây đã cho thấy rõ điều này. Vì vậy việc Mỹ, NATO và Ukraine liên tiếp vượt lằn răn đỏ của Nga cho thấy khả năng xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp của 2 cường quốc hạt nhân là khá lớn, và sẽ lôi kéo nhiều quốc gia vào vòng xoáy chiến tranh.
Việc Mỹ lắp đặt các đơn vị tên lửa hạt nhân tại căn cứ Deveselu ở Romania từ năm 2018 và tại Redzikowo, Ba Lan từ đầu năm nay đã được Tổng thống Putin xác định là “lằn ranh đỏ” đe dọa trực tiếp đến an ninh Nga. Trong khi ấy Romania và Moldova cho phép NATO được sử dụng không phận và sân bay của họ trong các hoạt động trinh sát và tình báo nhằm cung cấp dữ liệu mục tiêu cho các đơn vị Ukraine trên mặt đất.
Một khi xung đột leo thang, nguy cơ đối đầu giữa Nga và Mỹ cũng gia tăng, và nếu người Ba Lan và người Romania muốn chiến đấu chống lại Nga đến người Ukraine cuối cùng, thì họ phải bắt đầu tính toán rủi ro và cái giá phải trả cho chính họ khi cuộc chiến chống lại Nga không còn đủ người Ukraine có khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Vòng xoáy chiến tranh sẽ mang lại những rủi ro gì đối với Ba Lan khi chiến tranh lan rộng qua biên giới Galicia và Belarus? Và tương tự, điều gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh tràn qua biên giới Romania và Moldova?
Sự thừa nhận của cựu Thủ tướng Merkel về thỏa thuận Minks 2 thực chất nhằm câu giờ cho Ukraine tái vũ trang trước người Nga, và những nỗ lực của Thủ tướng Đức Scholz trong tháng này nhằm tiêu diệt đảng Lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) và cũng là phe đối lập duy nhất của Đức phản đối xung đột với người Nga, cho thấy nước Đức không còn tự chủ được nữa.
Khi nỗ lực gần đây của Litva nhằm áp đặt phong tỏa đường sắt và đường bộ ở Kaliningrad cho thấy, công cuộc chống Nga của đất nước nhỏ bé ở vùng Baltic này đã trở thành một chiếc boomerang quay lại tàn phá nền kinh tế của chính họ. Và hầu hết các quốc gia châu Âu cũng đang lâm vào tình trạng này.
Cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine vào Ba Lan, và cuộc điện đàm của Tổng thống Duda với 2 nghệ sĩ Nga giả danh Tổng thống Pháp Macron đã chứng tỏ Ba Lan không hề có ý chí chiến đấu chống lại người Nga, bất chấp bề ngoài luôn tỏ ra là quốc gia chống Nga dữ dội nhất. Đối với chính phủ Ba Lan, cuộc chiến chống Nga chỉ đáng để theo đuổi nếu nó làm tăng dòng tiền của Mỹ và châu Âu chảy vào túi Ba Lan.
Người Nga đã nhìn thấy một châu Âu đã không còn đủ tỉnh táo để tránh một cuộc đối đầu với Nga, và quan điểm này trùng khớp với kế hoạch đình chiến và lập ra một khu phi quân sự của Nga tại Ukraine, nhằm loại bỏ tất cả vũ khí tấn công và các đội hình quân sự của NATO về phía tây Ukraine.
Nhưng là bao xa về phía tây của sông Dnepr? Điều này phụ thuộc vào diễn biến của các hoạt động quân sự trong mùa đông hoặc mùa xuân này của lực lượng Nga và nó dường như là kết quả tất yếu do Nga có lợi thế về nhân lực, trang thiết bị, cũng như có lực lượng lớn dày dặn kinh nghiệm trận mạc trong mùa đông, Nếu Ukraine bị chia cắt bởi Khu phi quân sự Ukraine (UDZ), điều này có thể đáp ứng mục tiêu chiến lược đầu tiên của Nga: Đó chính là phi quân sự hóa Ukraine.
Theo quan điểm của Nga, Tổng thống Putin đã phản ứng trước sự thừa nhận của cựu Thủ tướng Merkel như sau: “Vấn đề lòng tin đang bị đe dọa. Sự tin tưởng như vậy đã gần bằng không, nhưng sau những tuyên bố như vậy, vấn đề về niềm tin đang trở nên nổi bật. Làm thế nào chúng ta có thể thương lượng bất cứ điều gì? Những gì chúng ta có thể đồng ý? Có thể đi đến thỏa thuận với bất cứ ai, và đảm bảo ở đâu? Tất nhiên, đây là một vấn đề. Nhưng cuối cùng chúng ta sẽ phải đi đến thỏa thuận như nhau. Tôi đã nói nhiều lần rằng chúng tôi sẵn sàng cho những thỏa thuận này, chúng tôi cởi mở. Nhưng, một cách tự nhiên, tất cả những điều này khiến chúng tôi tự hỏi chúng tôi đang giao dịch với ai.”
Tuyên bố này của Tổng thống Putin cho thấy, dù Điện Kremlin vẫn ủng hộ con đường đàm phán, nhưng trước đó, người Nga sẽ phải phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraine đến tận cùng.
Liệu trong lúc tuyệt vọng, chính quyền Tổng thống Zelensky sẽ làm gì, hay tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền của mình? Chỉ biết rằng, trợ lý của Tổng thống Zelensky vừa cáo buộc tỷ phú Elon Musk đã kiểm duyệt cuộc chiến Ukraine trên Twitter.
Phát ngôn viên của Tổng thống Zelensky ông Mikhail Podoliak vừa chỉ trích tỷ phú Elon Musk vì đã kiểm duyệt thông tin quan trọng của Ukraine trên Twitter như sau:
“[cụm từ] ‘Chiến tranh ở Ukraine’ đã biến mất khỏi xu hướng Twitter. Cắt giảm triệt để các tweet đề cập đến phạm vi xâm lược. Người dùng không được phép đăng ký hoặc đăng nhập vào tài khoản bằng số điện thoại Ukraine”.
Hàm ý của ông Podoliak là cáo buộc tỷ phú Musk đang tìm cách nghiêng mức độ phù hợp về mặt nội dung xuất hiện trên Twitter chống lại bất kỳ điều gì làm nổi bật cụm từ “ru-“(tiếng Nga)”gây hấn”.
Bất chấp công ty X-space cung cấp dịch vụ Internet thông qua vệ tinh Starlink ngay từ ngày đầu cuộc xung đột, chính quyền Kyiv vẫn tỏ ra tức tối với tỷ phú Elon Musk kể từ khi ông chỉ trích sự hỗ trợ tài chính và quân sự không giới hạn của chính quyền Biden dành cho Ukraine, cũng như bày tỏ lo ngại về việc nước Mỹ sẽ rơi vào vòng xoáy Thế chiến III với vũ khí hạt nhân.
Tỷ phú Elon Musk cũng đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận những người ủng hộ Ukraine, bằng cuộc thăm dò trên Twitter “Hòa bình Nga-Ukraine” vào đầu tháng 10. Vị tỷ phú này cũng giao chiến với một số người ủng hộ Ukraine bằng cách trả lời như sau: “Bạn đang cho rằng tôi muốn được nổi tiếng . Tôi không quan tâm. Tôi quan tâm rằng hàng triệu người có thể chết một cách vô ích vì một kết quả về cơ bản giống hệt nhau”.
Kể từ đó, tỷ phú Elon Musk cũng cam kết sẽ xóa sạch các tài khoản bot mà mỗi bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm nghiêng về 1 phía có lợi một cách giả tạo trong dư luận.
Có thể bạn quan tâm: