Trong khi Tổng thống Biden công bố hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không Patriot sẽ có mặt tại Ukraine, thì Điện Kremlin cho biết động thái này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc xung đột và cảnh báo “điều này không mang lại điềm lành cho Ukraine”.
Trong khi đó Tổng thống Putin thề sẽ điều hành chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi đạt được tất cả các mục tiêu ở Ukraine. Ngay khi các dòng tin tràn ngập thế giới về việc Nhà Trắng chấp thuận gửi hệ thống Patriots cho Ukraine, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh tới “tầm quan trọng của UAV trong cuộc xung đột kéo dài 10 tháng và cho biết tên lửa siêu thanh Sarmat của Nga – được mệnh danh là “Satan II” sẽ sẵn sàng triển khai trong tương lai gần”.
Điều không may là, trong khi phía Ukraine có thể sẽ mất một thời gian để triển khai hệ thống Patriots, thì phía Nga có thể sẽ tiến hành các cuộc không kích dữ dội hơn vào các thành phố cũng như các căn cứ chỉ huy và kiểm soát của Ukraine trong thời gian chờ đợi này.
Thêm nữa, chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Minsk hôm thứ Hai đã gây ra một sự bất an lớn đối với NATO và EU.
Tổng thống Putin đã thu hút sự chú ý của thế giới trong cuộc họp báo của ông với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, khi ở phần cuối của tuyên bố ông tiết lộ một quyết định kịch tính rằng, Nga sẽ cung cấp một “chiếc ô hạt nhân” cho Belarus. Tổng thống Putin đã tuyên bố như sau:
“Tôi tin rằng cũng có thể tiếp tục thực hiện đề xuất của Tổng thống Lukashenko về việc đào tạo phi hành đoàn điều khiển máy bay chiến đấu của Quân đội Belarus với khả năng sử dụng đạn phóng từ trên không với đầu đạn đặc biệt”.
Hãng thông tấn BeITA của Belarus cũng xác nhận đã đạt được thỏa thuận về việc huấn luyện máy bay của quân đội Belarus “có thể sử dụng đạn mang đầu đạn đặc biệt”.
Moscow từ lâu đã bày tỏ lo ngại về việc Mỹ giữ vũ khí hạt nhân ở châu Âu và cung cấp cho các đồng minh NATO khả năng kỹ thuật để mang đầu đạn hạt nhân cho các máy bay chiến đấu. Lực lượng không quân từ khắp NATO thường xuyên thực hiện khả năng răn đe hạt nhân.
Trên thực tế, bất chấp những căng thẳng gia tăng hiện nay, NATO đã tổ chức một “hoạt động huấn luyện định kỳ” trong hai tuần từ ngày 17 đến ngày 30 tháng 10 trong một cuộc tập trận ở phía tây bắc châu Âu với sự tham gia của 14 quốc gia và 60 máy bay các loại, trong đó có máy bay ném bom tầm xa B-52 của Mỹ bay từ Căn cứ Không quân Barksdale ở Louisiana.
Nga tiếp tục phản đối những hành động như vậy của Mỹ và NATO vi phạm Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1970, nhằm ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí hạt nhân và công nghệ vũ khí.
Còn nhớ vào ngày 28/3, hơn một tháng sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine, Tổng thống Biden đã ký kết một bản đánh giá, bao gồm Đánh giá Vị thế Hạt nhân (NPR) và Đánh giá Phòng thủ Tên lửa (MDR). Nói một cách ngắn gọn, bản đánh giá của chính quyền Biden để ngỏ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, không chỉ để trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân mà còn để đáp trả các mối đe dọa phi hạt nhân.
Chắc chắn, chính sách mới của Chính quyền Biden cho phép “sử dụng trước” vũ khí hạt nhân, Moscow không còn lựa chọn nào khác.
Đương nhiên phía Nga sẽ coi đây là một sự rủi ro lớn nếu coi nhẹ khả năng Mỹ sử dụng đòn tấn công hạt nhân chống lại mối đe dọa phi hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine, chẳng hạn như việc Nga sử dụng vũ khí siêu thanh mà hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO đơn giản là bất lực
Quyết định cung cấp chiếc ô hạt nhân cho Belarus, Nga vừa tăng cường khả năng răn đe trước một cuộc tấn công của phương Tây, vừa tăng cường khả năng tấn công thứ hai. Đây hoàn toàn không phải là một quyết định ngẫu hứng.
Tuy nhiên, điều khiến Ukraine và các quan chức phương Tây lo lắng nhất là tuyên bố của Tổng thống Lukashenko rằng: “Hôm nay chúng tôi đã đưa vào hoạt động một tổ hợp [tên lửa phòng không] S-400 mà các bạn đã bàn giao cho Belarus. Và quan trọng nhất là tổ hợp Iskander, thứ mà bạn cũng đã bàn giao cho chúng tôi sau khi hứa nửa năm trước.”
Nhìn chung, có thể tham chiếu chuyến thăm Minsk của Tổng thống Putin lần đầu tiên sau 3 năm – trong bối cảnh gia tăng lo ngại Nga đang lên kế hoạch tấn công mùa đông tại Ukraine từ lãnh thổ Belarus, bất chấp việc Tổng thống Belarus Lukashenko tuyên bố mọi quyết định đất nước của ông đều độc lập với Điện Kremlin. Tuy nhiên nó gửi tới một thông điệp không thể rõ ràng hơn tới NATO, rằng Belarus hoàn toàn có khả năng răn đe hạt nhân.
Có thể bạn quan tâm: