Site icon Tin360

Mỹ và NATO đang tuyệt vọng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/6/2022 (ảnh chụp màn hình AP).

Những diễn biến trên chiến trường đang nghiêng về phía Nga bất chấp Mỹ và NATO đổ hàng tấn vũ khí, cũng như hàng chục nghìn lệnh trừng phạt của phương Tây không thể khiến nước Nga ngã quỵ, đã khiến giới lãnh đạo tại Washington và Brussel trở nên cùng quẫn.

Có thể nói cho đến thời điểm này, khả năng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện là khá lớn khi Tổng thống Putin đã hàm ý nhắc đến điều này trong bài phát biểu của ông trước Hội đồng Bộ Quốc phòng Nga. Trong đó có đoạn như sau: 

“Chúng tôi nhận thức rõ về tất cả các lực lượng và nguồn lực của NATO mà họ đã sử dụng để chống lại chúng tôi trong quá trình thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt”. 

“Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ ba hạt nhân. Đó là sự đảm bảo chính rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cân bằng chiến lược và cân bằng lực lượng chung của chúng ta trên thế giới được bảo toàn.” 

Đối với Nga, cuộc chiến này là một cuộc chiến hiện hữu. Khi cường quốc hạt nhân mạnh nhất hành tinh tuyên bố lặp đi lặp lại rằng đây là một cuộc chiến sinh tồn, hẳn Washington và Brussel phải thực sự coi trọng và không thể xem nhẹ mà khinh thường.

Còn đối với giới tinh hoa chính trị Mỹ, đây cũng là một cuộc chiến sinh tồn, bởi nếu Nga thắng, thì NATO thua và điều đó đồng nghĩa Mỹ cũng thua. Không chỉ hàng tấn vũ khí trị giá nhiều tỷ đô la trở thành đống phế liệu, mà điều đó cũng đồng nghĩa là tất cả những gì truyền thông dòng chính phương tây trong nhiều tháng qua qua lặp lại thông điệp nhàm chán rằng, người Nga đang thua và Ukraine đang chiến thắng đã trở nên lố bịch và giả dối. 

Vì vậy, những diễn biến trên chiến trường đang nghiêng về phía Nga bất chấp Mỹ và NATO đổ hàng tấn vũ khí, cũng như hàng chục nghìn lệnh trừng phạt của phương Tây không thể khiến nước Nga ngã quỵ, đã khiến giới lãnh đạo tại Washington và Brussel trở nên cùng quẫn. 

Các cáo buộc của ngoại trưởng Lavrov hôm 27/12 cho thấy tình thế đang cực kỳ nguy hiểm, với khả năng giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu đang cân nhắc nghiêm túc cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân “chiến thuật” và “các cuộc tấn công nhằm chặt đầu Điện Kremlin”. Đây là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Joe Biden đang trở nên tuyệt vọng và cạn kiệt ý tưởng để hạ bệ Nga. 

Tình hình hiện tại nguy hiểm hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 hay cuộc phong tỏa Berlin năm 1948. Ít nhất, ở 2 sự kiện này, cả hai bên đều công khai thừa nhận rằng tình hình thực sự nguy hiểm. 

Tuy nhiên thời điểm này, giới tinh hoa tại Washington và Brussel đang sử dụng bộ máy tuyên truyền để che giấu phạm vi thực sự của cuộc chiến, khiến rất nhiều người đồng thuận và cổ vũ với việc Mỹ và NATO đổ hàng chục tỷ đô la vào hố đen Ukraine.  

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu trong bài phát biểu tại Hội đồng Bộ Quốc phòng Nga hôm 21/12 có đoạn như sau: 

“Mỹ và các đồng minh của họ đang chi những khoản tiền đáng kể để gây ảnh hưởng thông tin và tâm lý đối với Nga và các đồng minh của chúng ta. Chúng tôi đã nhận ra đầy đủ ý nghĩa của báo chí phương Tây được cho là tự do. 

Hàng nghìn thông tin giả mạo về các sự kiện ở Ukraine được xuất bản hàng ngày theo cùng một mẫu theo đơn đặt hàng của Washington. Hàng trăm cơ quan truyền hình, hàng chục nghìn ấn phẩm in và tài nguyên truyền thông trên mạng xã hội và người đưa tin đang làm việc để đạt được mục tiêu này.

Sự im lặng của truyền thông phương Tây về tội ác chiến tranh của quân đội Ukraine thể hiện đỉnh cao của sự hoài nghi. Trong khi đó, chế độ tội phạm tân Quốc xã ở Kyiv đang được tôn vinh. Các phương pháp khủng bố của Lực lượng Vũ trang Ukraine được coi là hành động tự vệ hợp pháp… 

Chúng tôi nhận được báo cáo hàng ngày về các vụ bắn giết quân nhân Ukraine vì từ chối tuân theo mệnh lệnh”.

Thời điểm này, Ukraine mà đúng hơn là NATO đang đùa cợt với đủ loại ý tưởng phi thực tế, bao gồm cả việc loại Nga khỏi Hội đồng Bảo an LHQ, hay thậm chí tạo ra một “hội nghị hòa bình” về Ukraine mà không có sự tham gia của Nga, trong đó Ukraine yêu cầu Tòa án Quốc tế truy tố Nga là tội phạm chiến tranh.  

Thời điểm này, Điện Kremlin cũng được cho là đang tăng cường tất cả các khả năng răn đe chiến lược của mình (bao gồm cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường) kể từ khi người Nga xác nhận những nghi ngờ và cáo buộc tồi tệ nhất, rằng phương Tây muốn thay đổi chế độ, và thậm chí là chia rẽ nước Nga. 

Ví dụ điển hình nhất là việc bà cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiết lộ Mỹ và châu Âu chỉ đơn giản là đang lừa dối nước Nga bằng thỏa thuận Minsk, nhằm câu giờ để trang bị vũ khí cho Ukraine và chưa bao giờ có ý định thực hiện thỏa thuận này.

Ngay cả khi châu Âu coi Nga là mối đe dọa an ninh và tuyên bố không phụ thuộc vào năng lượng Nga thì cho đến thời điểm này, khí đốt của Nga vẫn tiếp tục chảy trong đường ống tại Ukraine dù hạn chế. Ngay cả những quốc gia Baltic chống Nga quyết liệt nhất cũng đang nhận được nguồn điện từ Nga. 

Như vậy dù có muốn “thoát Nga”, châu Âu cũng khó lòng thực hiện được điều này trong một sớm một chiều dẫn đến việc Mỹ và NATO tỏ ra khá bất an.

Có thể bạn quan tâm: