Cựu tổng thống Nga và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã lên Twitter và Telegram vào 27/12 để đăng những dự đoán của riêng mình cho năm 2023, trong một động thái bất thường từ một cựu nguyên thủ quốc gia.  

Ông bắt đầu chuỗi 10 dự đoán hàng đầu của mình cho năm 2023, bao gồm cuộc nội chiến sắp xảy ra ở Mỹ, sự tan rã của đồng đô la, sự sụp đổ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), cũng như sự sụp đổ hoàn toàn của Liên minh châu Âu. 

Dưới đây là chủ đề đầy đủ trên twitter của ông Medvedev về “Điều gì có thể xảy ra vào năm 2023” :

Giá dầu tăng lên 150 USD/thùng, giá xăng tăng lên 5.000 USD/1.000 mét khối

Vương quốc Anh sẽ tái gia nhập EU

EU sẽ sụp đổ sau sự trở lại của Vương quốc Anh; Euro sẽ không còn được sử dụng làm tiền tệ cũ của EU

Ba Lan và Hungary sẽ chiếm các khu vực phía tây của Ukraine hiện có trước đây.

Đế chế thứ tư sẽ được tạo ra, bao gồm lãnh thổ của Đức và các vệ tinh của nó, tức là Ba Lan, các quốc gia vùng Baltic bao gồm Cộng hòa Séc, Slovakia, Cộng hòa Kiev và các nước bị ruồng bỏ khác

Chiến tranh sẽ nổ ra giữa Pháp và Đệ tứ Quốc xã (Đức). Châu Âu sẽ bị chia cắt, Ba Lan được phân vùng lại trong quá trình này.

Bắc Ireland sẽ tách khỏi Vương quốc Anh và gia nhập Cộng hòa Ireland.

Nội chiến sẽ nổ ra từ bang California, Mỹ và kết quả là bangTexas trở thành bang độc lập. Texas và Mexico sẽ thành lập một quốc gia đồng minh. Elon Musk sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở một số bang mà sau khi nội chiến mới kết thúc, sẽ được trao cho Đảng Cộng hòa

Tất cả các thị trường chứng khoán và hoạt động tài chính lớn nhất sẽ rời khỏi Mỹ và Châu  Âu để chuyển đến Châu Á

Hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods [Petroldollar – tức là đô la dầu khí] sẽ sụp đổ, dẫn đến sự sụp đổ của IMF và Ngân hàng Thế giới. Euro và Dollar sẽ ngừng lưu hành với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu. Tiền tệ fiat kỹ thuật số sẽ được sử dụng tích cực thay thế.

Tất nhiên dự đoán chỉ là dự đoán và ai cũng có quyền ước mơ và đưa ra những phỏng đoán của riêng mình. Tuy nhiên mọi dự đoán không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực.

Vì vậy mà phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã tweet như sau: 

“Vào đêm giao thừa, mọi người [đều] tham gia dự đoán. Nhiều người đưa ra các giả thuyết tương lai, như thể cạnh tranh để chọn ra những giả thuyết điên rồ nhất và thậm chí là ngớ ngẩn nhất. Đây là đóng góp khiêm tốn của chúng tôi.”

Tất nhiên 10 dự đoán của ông đã thu hút sự chú ý của công luận và hầu hết đều cho là “vô lý” và “điên rồ”. Trong đó chủ đề của ông Medvedev đã thu hút sự chú ý của Giám đốc điều hành Twitter kiêm ông chủ của công ty SpaceX là tỷ phú Elon Musk, vì trong số các dự đoán đã đề cập đến một cuộc xung đột nội bộ của nước Mỹ và tỷ phú Musk sẽ trở thành tổng thống mới. 

Không ngạc nhiên khi tỷ phú Elon Musk đã trả lời một cách chế giễu và cho đó là “Chủ đề sử thi”.

Nhưng chính ông Medvedev đã lưu ý trước rằng, đây là ‘những giả thuyết điên rồ nhất và thậm chí là ngớ ngẩn nhất”. Tuy nhiên là một chính trị gia sừng sỏ, rõ ràng những giả thuyết của ông hẳn đều dựa trên những sự kiện có thực, khi nước Mỹ trở nên chia rẽ hơn bao giờ hết dưới thời chính quyền Biden. 

Trong lịch sử nước Mỹ, chưa bao giờ xảy ra một sự kiện một Tổng thống đương nhiệm ‘bật đèn xanh’ cho Bộ Tư pháp và FBI đột kích vào nhà của người tiền nhiệm của mình. 

Nước Mỹ cũng đang phải đối mặt với vô số các vấn đề nội bộ như mâu thuẫn đảng phái, nạo phá thai, hợp pháp hóa cần sa, chất gây nghiện fentanyl tràn lan, cổ vũ chuyển giới, đồng tình luyến ái, bình đẳng giới cùng an ninh biên giới đang cực kỳ hỗn loạn ở phía nam đất nước.

Ngoài ra, nền kinh tế châu Âu cũng đang lâm khủng hoảng và liên minh EU, NATO đang trở nên lỏng lẻo, chia rẽ hơn bao giờ hết vì cuộc xung đột Ukraine, dù bề ngoài vẫn luôn tỏ ra là một thể thống nhất. 

Một nước Pháp đang chỉ trích Đức vì những kế hoạch riêng của mình khi Tổng thống Macron bất bình trước việc Thủ tướng Scholz công bố khoản trợ cấp 200 tỷ euro cho ngành công nghiệp Đức mà không tham khảo ý kiến ​​của Pháp, theo Reuters.

Việc Thủ tướng Scholz đến thăm Trung Quốc hồi tháng 11 cũng đã gửi thông điệp ngầm rằng, Đức sẵn sàng kết giao với Trung Quốc, và phớt lờ đề nghị của Tổng thống Macron về việc lên kế hoạch cho một sáng kiến ​​chung Pháp-Đức để đối phó với Bắc Kinh.

Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu của Đức với 14 quốc gia Châu Âu về việc tạo ra một hệ thống phòng không chung ở Châu Âu đã không hề có tên nước Pháp, trong khi trục Pháp-Đức vốn là trụ cột của chính trị châu Âu trong nhiều thập kỷ qua. 

Tất cả những điều này báo hiệu tham vọng của Đức muốn hất cẳng Pháp để nắm quyền lãnh đạo châu Âu cả về chính trị lẫn kinh tế và hẳn người Pháp không hề thích thú trước viễn cảnh này.

Vị thế của Đồng đô la cũng đang bị đe dọa khi Ả rập xê út và Trung Quốc ký các thỏa thuận mua bán dầu khí bằng đồng nhân dân tệ.  Và người Nga cũng yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” phải trả bằng đồng rúp nếu muốn mua dầu khí của nước này. 

Những diễn biến trên chính trường và chiến trường xoay quanh cuộc xung đột Ukraine đã hé lộ khá nhiều những toan tính của giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu trong tham vọng sắp xếp lại bản đồ thế giới và biến 1 nhóm tinh hoa thiểu số điều hành thế giới thay vì tôn trọng chủ quyền quyết định của mỗi quốc gia. 

Cũng trong ngày 27/12, Ukraine đột nhiên thay đổi ý muốn hòa đàm khi cho biết nước này muốn có một thỏa thuận hòa bình với Nga do Liên hợp quốc hậu thuẫn, nhưng chỉ khi thực hiện một điều kiện. Đó là điều kiện gì?

Có thể bạn quan tâm: