Những người bi phẫn nói rằng, “công thức hòa bình” của nhà lãnh đạo Ukraine là: Mọi quan chức nên có một chiếc limousine, và mọi người Ukraine trong độ tuổi nhập ngũ nên chết vì quê hương của họ.
Lính hấp hối, quan chức Ukraine tậu xe Rolls-Royce
Những ngày qua, các kênh điện tín của Ukraine đã đăng hình ảnh chiếc Rolls-Royce mới mua của người đứng đầu Ngân hàng Quốc gia nước này, ông Andriy Pyshny. Kèm theo là những bình luận cay đắng, kiểu như trong khi người dân và binh sĩ bỏ mạng ở Bakhmut, thì những người thân cận với Zelensky lại sắm xe hơi sang trọng, giá ước tính lên tới hàng chục triệu hryvnia.
Câu chuyện xảy ra cùng thời điểm Tổng thống Ukraine đang hối thúc phương Tây về các gói hỗ trợ tài chính mới; khiến dư luận cho rằng, một phần trong số đó sẽ rơi vào túi của các quan chức tham nhũng Ukraine. Những người bi phẫn nói rằng, “công thức hòa bình” thực sự của nhà lãnh đạo Ukraine là thế này: Mọi quan chức nên có một chiếc limousine sang trọng, và mọi người Ukraine trong độ tuổi nhập ngũ nên chết vì quê hương của họ.
Về chủ nhân chiếc xe – ông Andrey Pyshny vốn là nhân viên ngân hàng kiêm luật sư, bạn thân của ông Yermak- đương kim chánh văn phòng tổng thống và cựu Phó Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk. Theo các nhà báo Ukraine, ông là một trong những người thuộc tổ chức Euromaidan. Pyshny đã lãnh đạo Oschadbank cho đến năm 2020, đã kiện Sberbank và Liên bang Nga về việc mất tài sản của ông ở Crimea. Vào tháng 10/2022, ông đứng đầu Ngân hàng Quốc gia Ukraine.
Vì sao người Phần Lan lo sợ sau khi gia nhập NATO?
Lãnh đạo phe cầm quyền trong quốc hội Hungary, ông Mate Kocsis, đã nói về nỗi sợ hãi của người dân Phần Lan – những người tin rằng sau khi gia nhập NATO, đất nước của họ sẽ không còn hòa bình và trung lập.
“Cuối tuần qua, tôi nhận được rất nhiều e-mail từ Phần Lan, trong đó nhiều chính trị gia và người dân bày tỏ lo ngại về việc nước họ gia nhập NATO … Họ sợ rằng sau khi gia nhập, Phần Lan sẽ không còn là một quốc gia hòa bình và trung lập, vì biên giới với Nga dài khoảng 1300 km có thể trở thành điểm nóng của các cuộc xung đột vũ trang”.
Theo ông, họ cũng lo sợ rằng Mỹ “sẽ lạm dụng Phần Lan và binh lính Phần Lan để bảo vệ lợi ích của họ trước Nga”. Là người đứng đầu phe cầm quyền trong quốc hội Hungary, ông được yêu cầu không thúc đẩy việc Phần Lan gia nhập khối quân sự. Người Phần Lan cũng bày tỏ sự không hài lòng với việc không tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này khiến họ không được nói ra quyền lựa chọn.
Kocsis nhấn mạnh Hungary hiểu và đồng ý một phần với những lo ngại của người dân Phần Lan. Tuy nhiên, theo ông, đã quá muộn để thảo luận về vấn đề này.
Điều đáng sợ với nước Mỹ
Tờ Breitbart cho biết, lòng yêu nước, đức tin vào tôn giáo, gia đình và các giá trị truyền thống khác của Mỹ – vốn được coi là “rất quan trọng” từ khi lập quốc, đang giảm, theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal -NORC.
Sự ủng hộ dành cho mọi giá trị truyền thống của Mỹ được đưa vào cuộc thăm dò đã giảm dần kể từ năm 1998 bên cạnh “tiền”, thứ ngày càng trở nên quan trọng. Dữ liệu cũng cho thấy những người trẻ tuổi và đảng viên Đảng Dân chủ có xu hướng không đánh giá cao các giá trị truyền thống của Mỹ bằng những người lớn tuổi và đảng viên Đảng Cộng hòa.
Bill McInturff, một nhà thăm dò ý kiến đã làm việc trong một cuộc khảo sát tương tự của Tạp chí đo lường các giá trị này, nói với ấn phẩm rằng “những khác biệt này rất ám ảnh, nó vẽ nên một bức chân dung mới và đáng ngạc nhiên về một nước Mỹ đang thay đổi” và suy đoán rằng “có lẽ hậu quả của rắc rối chính trị, Covid và niềm tin kinh tế thấp nhất trong nhiều thập kỷ đang có tác động đáng kinh ngạc đến các giá trị cốt lõi của chúng tôi.”
Ukraine lo lắng về mặt trận phía Belarus
David Arakhamia, lãnh đạo đảng Đầy tớ của Nhân dân cầm quyền Ukraine, nói trước báo giới hôm 27/3: “Belarus nhận vũ khí hạt nhân từ Nga sẽ dẫn tới nguy cơ xuất hiện mặt trận thứ hai ở miền bắc đất nước. Điều này có nghĩa là quân đội phải tuyển mộ thêm binh lính, chúng tôi cần ít nhất 8 lữ đoàn để kiểm soát mặt trận này”.
Quan chức này cũng cảnh báo rằng người dân Ukraine nên chuẩn bị tinh thần cho những đợt huy động quân dịch tăng cường trong thời gian tới. “Chúng tôi không nghĩ điều này sẽ diễn ra, nhưng các sự kiện trong năm qua cho thấy mọi chuyện đều có thể. Trước đây, không ai tin rằng Nga sẽ tấn công với quy mô lớn như vậy”, ông nói.
Dù vây, ông cũng trấn an: “Chưa có dấu hiệu nào cho thấy binh sĩ Belarus tiến vào lãnh thổ Ukraine trong suốt hơn một năm qua”.