Site icon Tin360

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy có các mức xử phạt nào? Hành vi nào sẽ cấu nên tội tàng trữ trái phép ma túy? Xem chi tiết nội dung bên dưới:

Tàng trữ trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào trong Bộ luật hình sự?

Tại Điều 249, Bộ luật hình sự quy định; khung hình phạt đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ có mức độ tương ứng khác nhau; tùy thuộc vào mức nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Nếu chưa đến mức phải khởi tố hình sự; người tàng trữ chất ma túy cũng có thể chỉ bị xử lý hành chính.

Các hình thức cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, cất dấu trong quần áo, tư trang…hoặc ở bất cứ nơi nào khác mà không nhằm mục đích sản xuất, vận chuyển hoặc mua bán trái phép được gọi là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ không ảnh hưởng đến việc xác định tội này

Trường hợp nào chưa phải chịu các hình phạt trong BLHS?

Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định; Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy bị phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng nếu mức độ vi phạm chưa thuộc các trường hợp phải chịu các hình phạt trong BLHS. Tang vật sẽ bị tịch thu và nếu là người nước ngoài thì có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Xử phạt người nghiện tàng trữ trái phép chất ma túy như thế nào?

Trường hợp người sử dụng trái phép chất ma túy có khối lượng nhỏ hơn mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính (ảnh: internet).

Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Mặt khách quan – Hành vi khách quan; người nghiện đã thực hiện cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy; điều này đã cấu thành hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Khách thể – Hành vi tàng trữ ma túy trái phép của người nghiện xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

Mặt chủ quan – Người nghiện tàng trữ trái phép chất ma túy thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý; biết hoặc buộc phải biết hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Chủ thể – Người nghiện có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều trở thành chủ thể của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Các mức xử phạt

Người nghiện tàng trữ ma túy có thể chịu phạt khung hình phạt tương ứng với 04 khoản của Điều 249 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung 1: Phạt tù 01 năm đến 05 năm
Khung 2: Phạt tù 05 năm đến 10 năm
Khung 3: Phạt tù 10 năm đến 15 năm
Khung 4: phạt tù 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Người nghiện ma túy tàng trữ ma túy có thể chịu mức phạt 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vai trò của luật sư trong các vụ việc liên quan đến tàng trữ ma túy

Sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, người phạm tội sẽ được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Vai trò của luật sư tư vấn, bào chữa vấn đề liên quan đến tàng trữ ma túy:

Vai trò của luật sư trong các giai đoạn xét xử tại tòa án:

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là điều bất cứ ai nếu không cảnh giác sẽ đều có thể phạm phải. Mỗi người cần tự nâng cao ý thức hơn trong vấn nạn này.

Kể từ khi giã từ tất cả (2017) trở thành một con người thiện lương. Bá Long nguyện đem câu chuyện đời mình để thức tỉnh lương tri; đem bình an đến với mọi người. Quý vị thích tìm hiểu về mặt trái, góc khuất… hãy gửi tin nhắn qua trang fanpage https://business.facebook.com/news.nhipsong24h/ của chúng tôi nhé!