Không những là loại rau ngon trong mùa cao điểm, lá bắp cải còn giúp chữa khỏi một số bệnh như nhức đầu, sưng chân, đau tuyến giáp…

Theo y học hiện đại, thành phần chính của bắp cải chứa dồi dào chất phytochemical, vitamin K, vitamin A, vitamin C. Nhất là giàu glutamine – một chất chống viêm tự nhiên có công dụng giảm đau nhanh và hiệu quả. Theo Đông y, bắp cải có vị ngọt, không độc, tính hàn, có tác dụng phòng chống ung thư vú ở phụ nữ, chữa viêm loét dạ dày tá tràng, ho, long đờm,… và chữa đau nhức xương khớp hiệu quả.

Một số công dụng của bắp cải

  • Bắp cải là loại thực vật họ cải, chứa những chất dinh dưỡng thực vật (các hợp chất sinh học mang lại cho thực vật hương vị và màu sắc), hoạt động như chất chống oxy hóa. Vậy nên, ăn loại rau này có tác dụng giảm nguy cơ ung thư. Nhưng tiêu thụ lượng lớn bắp cải dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe như đầy bụng; tiêu chảy; suy tuyến giáp, v.v.
Một số công dụng của bắp cải
Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea nhóm Capitata) là một loại rau chủ lực trong họ cải; phát sinh từ vùng Địa Trung Hải (ảnh chụp màn hình: doisongphapluat.com).
  • Có thể sử dụng bắp cải để hỗ trợ điều trị những bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, thừa axit trong dạ dày, viêm ruột non, hội chứng Roemheld (hội chứng tim),… Bên cạnh đó, bắp cải còn có công dụng chữa bệnh hen suyễn, ốm nghén cũng như giúp ngăn ngừa loãng xương và một số bệnh ung thư khác…
  • Phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng lá bắp cải hoặc chiết xuất của nó để giảm sưng và đau vú khi căng sữa.

Cách đắp lá bắp cải lên các bộ phận trước khi ngủ giúp giảm đau

Đau ngực vì cho con bú

Chỉ cần lấy lá bắp cải ép sát chặt vào vùng ngực, cơn đau tức ngực sẽ giảm ngay.

Cách đắp lá bắp cải lên các bộ phận trước khi ngủ giúp giảm đau
Đắp lá bắp cải lên ngực sẽ giúp cải thiện tình trạng căng tức vú; tắc tuyến sữa của các mẹ (ảnh chụp màn hình: phongkhamthanglong.vn).

Đau tuyến giáp

Chỉ cần đặt lá bắp cải vào cổ họng, sau đó cố định bằng khăn hoặc bông băng. Để nguyên nó qua đêm và gỡ nó ra vào sáng hôm sau.

Bị đau đầu

Đắp lá bắp cải tươi lên đầu và thái dương, chụp mũ giữ cố định qua đêm như thế giúp xoa dịu đầu óc và tinh thần thoải mái hơn; đặc biệt là hết cơn đau nhức đầu.

Đau chân

Chỉ cần dùng lá bắp cải hơ qua lửa cho nóng rồi đắp 3-4 miếng vào mỗi vị trí bị đau nhức, sau đó dùng băng gạc cố định bên ngoài. Nhiều người mắc các bệnh mãn tính như đau nhức xương khớp, đau gout, đau thần kinh tọa… cũng có thể áp dụng cách này để cảm thấy khỏe hơn.

Đau chân
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì lá bắp cải chứa nhiều phytoestogen – chất này có hiệu quả trong việc giảm sưng tấy và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Các chuyên gia đông y công nhận hiệu quả giảm đau từ lá bắp cải

  • Về câu chuyện giảm đau bằng lá bắp cải sự thật như thế nào, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) khẳng định, đây hoàn toàn là sự thật.
  • Theo Đông y, bắp cải có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng hòa huyết; thanh nhiệt; thông phế; trừ đàm thấp; sinh tân; làm mát dạ dày; giải độc; lợi tiểu. Theo nghiên cứu y học hiện đại, bắp cải giàu vitamin A và B, đặc biệt có chứa nhiều chất chống ung thư như Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbino …
  • ThS Toàn cho cũng cho biết rằng trong loại rau này còn có chất giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Vậy nên dùng bắp cải để chữa đau nhức, nổi hạch, đau vú do cho con bú … là một kinh nghiệm thực tế.
  • Ngoài ra, có nhiều cách sử dụng lá bắp cải mà hiệu quả chữa bệnh vẫn như mong muốn. ThS.BS Toàn gợi ý, có thể ép lá bắp cải lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau, cả 2 đều có tác dụng hỗ trợ giảm đau hiệu quả đối với các bệnh như đau nhức xương khớp; đau chân tay; đau nhức do bị gout; dây thần kinh tọa…

Một vài lưu ý khi sử dụng lá bắp cải chữa mất sữa cho con bú

  • Không ướp lá cải quá lạnh hay hơ quá nóng. Nếu quá tay có thể để lá ra ngoài cho nguội bớt, hoặc dùng khăn mềm đắp lên ngực để tránh bị bỏng.
Chuyên gia chỉ ra việc đắp lá bắp cải đúng cách giúp chữa nhiều chứng bệnh hiệu quả
Nên sử dụng một chiếc khăn tay mỏng đắp lên ngực để tránh việc lá bắp cải tiếp xúc trực tiếp với ngực. Nếu lá quá nóng hoặc quá lạnh mẹ có thể đắp thêm khăn; bỏ dần ra khi nhiệt độ lá phù hợp (ảnh chụp màn hình: giadinhmoi.vn).
  • Các mẹ không nên chườm quá lâu sẽ gây tổn thương cho bầu vú; mỗi ngày chỉ nên đắp 1 đến 2 lần và mỗi lần tầm 30 phút.
  • Tốt nhất nên chọn những lá già, to nằm bên ngoài để đắp.
  • Bên cạnh đó, khi bị mất sữa, tắc ống dẫn sữa các mẹ cũng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn những thực phẩm lợi sữa, kết hợp dùng sản phẩm hỗ trợ kích sữa Betimum để đạt hiệu quả tốt. Vì lá bắp cải dù có tác dụng tốt nhưng sẽ mất tác dụng nếu mẹ không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài là nguồn nguyên liệu bổ dưỡng cho những món ăn ngon, lá bắp cải còn hiệu quả trong việc chữa trị nhiều chứng bệnh trên cơ thể mỗi người.